Hãy lên tiếng để "đẩy lùi" khói thuốc nơi công cộng!

(Baohatinh.vn) - Mặc dù Luật Phòng chống tác hại thuốc lá đã ban hành từ nhiều năm nay nhưng hầu hết tại các điểm công cộng ở Hà Tĩnh, tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi khói thuốc vẫn chưa được cải thiện.

Hãy lên tiếng để “đẩy lùi” khói thuốc nơi công cộng!

Nhiều người dù biết hút thuốc có hại cho sức khỏe nhưng vẫn không từ bỏ thói quen hút thuốc. Ảnh Internet

Có thể thấy, hút thuốc tự do diễn ra khắp mọi nơi. Người hút vô tình đã đành nhưng người phải chịu tác động của khói thuốc cũng chưa có thái độ phản ứng mạnh mẽ. Phần lớn trong số họ chấp nhận hít vào người khói thuốc từ người bên cạnh, một số khác có lên tiếng nhưng lại thiếu quyết liệt.

Là người thường xuyên phải đến các địa điểm công cộng để giao dịch công việc, chị Nguyễn Thị Nhung (phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh) cho hay: “Tôi cảm thấy rất buồn khi ý thức của người dân về tác hại của thuốc lá chưa cao. Thay vì lên tiếng phản đối, nhiều người lại phản ứng yếu ớt bằng cách bịt mũi hoặc tránh ra chỗ khác khi người bên cạnh phì phèo thuốc lá”.

Những nơi công cộng đều là khu vực tập trung đông người, chỉ cần 1 người hút thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến rất nhiều người xung quanh. Khói thuốc làm cho những người không sử dụng thuốc lá cũng bị hút thuốc lá một cách thụ động. Tuy nhiên, do nhận thức kém nên nhiều người vẫn ngang nhiên hút thuốc và nhả khói nơi công cộng mà không hề thấy đó là việc làm đáng xấu hổ. Thậm chí, rất nhiều người chồng, người cha còn thể hiện thái độ thiếu tôn trọng, thiếu tình thương khi thản nhiên ngồi hút thuốc bên cạnh vợ đang mang bầu hoặc khi đang bế con.

Hãy lên tiếng để “đẩy lùi” khói thuốc nơi công cộng!

Việc hút thuốc lá nơi công cộng chưa bị xử lý nên nhiều người vẫn cố tình vi phạm và gây tác động xấu đến người khác. Ảnh Internet

Trong khi nhiều người đã tìm cách di tản khi bị khói thuốc “tấn công”, thì trong một số tình huống, nhiều người lại phải “chịu trận” khi người hút lại chính là sếp của mình. Chị Trần Thị Tình - nhân viên một doanh nghiệp cho biết: “Trong nhiều cuộc tiếp khách, tôi thường phải tháp tùng sếp. Bữa tiệc, ngoài thức ăn và rượu ngon thì thuốc lá cũng là một phương tiện để người ta thể hiện đẳng cấp. Ai nấy đều mang theo những điếu xì gà xịn hoặc những loại thuốc lá hạng sang và những cái tẩu cầu kỳ. Thế là trong không gian chật hẹp mát lạnh điều hòa, chúng tôi phải chịu khói thuốc “tấn công” mà không dám lên tiếng”.

Tình trạng khói thuốc bao phủ môi trường còn ám ảnh cả nhiều người dân thành phố khi đêm đêm họ đi thể dục, thư giãn ở công viên Trần Phú. Xung quanh công viên là rất nhiều hàng nước. Tại đó, hầu như hàng nào cũng cung cấp thuốc lá, thuốc lào đầy đủ. Và, lẽ ra, người dân được thư giãn trong không khí trong lành, thoáng đãng thì lại phải khó chịu bởi mùi thuốc.

Hãy lên tiếng để “đẩy lùi” khói thuốc nơi công cộng!

Hãy bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh

Bà Lê Thị Hồng (phường Nguyễn Du - TP Hà Tĩnh) cho biết: “Công viên là nơi người già và trẻ nhỏ vui chơi. Theo Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì cũng cấm hút thuốc. Tuy nhiên, ở đây cũng như ở nhiều nơi khác, người hút thuốc không hề bị xử lý. Và, những người già, trẻ em lại phải “sống chung với lũ”. Tôi và nhiều người hy vọng, luật sớm được thực thi nhằm trả lại môi trường sống trong sạch cho chúng tôi”.

Có thể thấy, hiện nay, việc kiểm tra, xử phạt hành vi hút thuốc lá nơi công cộng được quy định khá chặt chẽ nhưng triển khai chưa hiệu quả, hình thức và biện pháp răn đe còn thiếu. Và để có một môi trường không bị ô nhiễm bởi khói thuốc đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội. Không chỉ lên tiếng với hành vi hút thuốc lá mà mọi người cần lên tiếng đấu tranh để việc xử lý hành vi hút thuốc lá nơi công cộng phải được thực hiện thường xuyên, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.