HLV "làng" bất ngờ khi phát hiện tài năng của hậu vệ Tiến Dũng

Ông Nguyễn Xuân Đức, "ông bầu" của đội bóng đá nhi đồng thị trấn Đức Thọ (Hà Tĩnh) nhớ như in hình ảnh cậu bé 8 tuổi nhút nhát chơi bóng thuận cả 2 chân, có khả năng dùng đầu cản phá.

Nhiều em nhỏ ở quê nhà hậu vệ mang áo số 4 Bùi Tiến Dũng ngày ngày đều ra sân bóng thôn tập luyện. Các em mơ ước sẽ đá hay và bản lĩnh, trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp.

Bùi Tiến Dũng là con út trong gia đình thuần nông có 4 anh em trai, sinh ra ở tổ dân phố 2, thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).

Bố Dũng là ông Bùi Như Quang (63 tuổi) và mẹ là Dương Thị Hường (62 tuổi) quanh năm quần quật nuôi 4 anh em khôn lớn chỉ dựa vào 2 sào ruộng khoán. Ngoài việc đồng áng, mẹ hậu vệ quê Hà Tĩnh còn buôn bán thực phẩm ở khu chợ gần nhà để trang trải cuộc sống.

"Đá bóng thuận cả hai chân"

Chứng kiến chàng hậu vệ quê Hà Tĩnh của tuyển Việt Nam qua các giải đấu, ông Nguyễn Xuân Đức (61 tuổi, Thị trấn Đức Thọ), người được coi là "huấn luyện viên làng", ông bầu của đội bóng đá nhi đồng thị trấn Đức Thọ, cho biết đến bây giờ vẫn chưa quên hình ảnh cậu bé 8 tuổi nhút nhát nhưng bộc lộ kỹ thuật với trái bóng khiến ông vô cùng bất ngờ.

“4 anh em Dũng đều đá bóng rất giỏi. Dũng đặc biệt ở chỗ chơi thuận cả 2 chân và có khả năng dùng đầu để cản phá các tình huống bóng. Dũng không chỉ có thể lực tốt mà còn bản lĩnh khi chơi bóng”, ông Đức khẳng định.

HLV “làng” bất ngờ khi phát hiện tài năng của hậu vệ Tiến Dũng

Năm 12 tuổi, Dũng (thứ 3 trái sang, hàng thứ nhất) được tuyển vào Câu lạc bộ bóng đá Quân khu 4 (TP Vinh, Nghệ An) huấn luyện.

Nhận thấy tài năng của Dũng, ông Đức đưa cậu vào đội bóng đá nhi đồng để huấn luyện, đào tạo và thi đấu trong các giải đấu của tỉnh nhà.

Lên lớp 6, trong một lần có đơn vị quân đội về xã tổ chức thi tuyển các cầu thủ nhí, Dũng đã thi đỗ vào lò đào tạo bóng đá Quân khu 4 (TP. Vinh, Nghệ An) rồi sau này lên Câu lạc bộ Viettel và tuyển U19 Việt Nam năm 2014.

Sau mỗi lần đi thi đấu về, Dũng thường qua nhà gặp ông tâm sự. “Dũng từng mong muốn bóng đá tỉnh nhà và đặc biệt từ các thế hệ trẻ được phát triển, xây dựng câu lạc bộ", ông Đức chia sẻ.

Dũng giống con gái và rất "sợ ma"

Lật từng tấm hình cũ chụp cậu con trai lúc 4 tuổi trong cuốn sổ ảnh của gia đình, ông Bùi Như Quang (63 tuổi, bố hậu vệ Bùi Tiến Dũng) cho biết hồi nhỏ nhiều người trêu đùa Dũng giống con gái.

Sở dĩ vì cậu bé có khuôn mặt tròn, đôi mắt đen một mí, mái tóc lại được để dài ngang vai. Chàng hậu vệ cũng tỏ ra rất nhút nhát khi gặp người lạ.

HLV “làng” bất ngờ khi phát hiện tài năng của hậu vệ Tiến Dũng

Ngày còn bé, Dũng rất nhút nhát, với khuôn mặt bụ bẫm, tóc mái, nhiều người vẫn trêu đùa Dũng "giống con gái". Ảnh: Quỳnh Anh.

Về giấc mơ thành cầu thủ của con, ông Quang kể Dũng ham mê bóng đá từ bé. Mỗi lúc đi học về, Dũng đều xin 3 anh trai cho đi xem bóng đá chơi bóng với lứa bạn trong thôn.

Lo sợ con bị chấn thương, nhiều lần người mẹ ngăn cấm nhưng Dũng vẫn trốn đi. “Hồi đó nhà nghèo lắm. Ruộng chẳng bao nhiêu nên con cái có chơi bóng cũng chỉ chơi những trái làm bằng rơm, lá chuối cuộn lại”, ông Quang nhớ lại.

Năm 12 tuổi, Dũng được tuyển vào Câu lạc bộ bóng đá Quân khu 4 (TP Vinh, Nghệ An) huấn luyện. Theo học được một thời gian, nhiều lần Dũng muốn bỏ ngang do bị các anh lứa trên dọa ma.

Lúc còn ở nhà, ban đêm, Dũng không dám ra ngoài một mình mà phải có mẹ đi cùng.

Sau quá trình huấn luyện, Dũng được thi đấu trong Trung tâm bóng đá Viettel. Ít lâu sau, anh được gọi vào đội tuyển U19 Việt Nam tham dự giải U19 Đông Nam Á 2014 và thi đấu cho đội tuyển cho tới sau này.

Ước mơ của những đứa trẻ quê nhà hậu vệ "thép"

Nhắc về hậu vệ Bùi Tiến Dũng với những em nhỏ quê nhà chàng hậu vệ người Hà Tĩnh, nhiều em đều có chung mơ ước sẽ trở thành cầu thủ đá hay và được đi thi đấu như thần tượng quê nhà.

"Em rất hâm mộ anh Dũng, anh ấy sẽ lại đá hay như nhiều trận em đã xem. Khi anh Dũng mang cúp trở về em sẽ mang chiếc áo đấu của mình đến nhà xin chữ ký của anh để lấy hên", em Hoàng Nghĩa Hiếu (10 tuổi, thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh) nói.

HLV “làng” bất ngờ khi phát hiện tài năng của hậu vệ Tiến Dũng

Những đứa trẻ nhỏ quê Tiến Dũng mơ ước như hậu vệ quê Hà Tĩnh. Ảnh: Quỳnh Anh.

Cậu bé có khuôn mặt sáng, dáng người dong dỏng và rất mê bóng đá. Buổi chiều hàng ngày, em thường tụ tập với chúng bạn chia thành hai đội, thi đấu trước sân hội quán thôn.

Hiếu ước mơ sau này sẽ trở thành một cầu thủ bóng đá, được đi đá khắp nơi như anh hàng xóm, để khi mỗi trận đấu diễn ra, sẽ có rất đông người kéo tới xem, chúc mừng bố mẹ.

Cũng như Hiếu, Bùi Duy Khánh (14 tuổi) cho biết đã chơi và tập bóng từ lúc còn bé và đã có 5 năm nay thường xuyên đi thi đấu cho đội tuyển huyện.

"Em mê bóng, ngày nào em cũng ra sân bóng sau hội quán đá bóng cùng các bạn. Em thích đá tiền đạo và mong một ngày sẽ được đi đá nhiều nơi, nhiều trận đấu đỉnh cao như anh Dũng", Khánh nói.

"Tin tưởng con và đồng đội, huấn luyện viên"

Vượt qua trận tứ kết trước Olympic Syria với chiến thắng nghẹt thở, đội tuyển Olympic Việt Nam sẽ đi tiếp vào trận bán kết trước đối thủ đầy duyên nợ Olympic Hàn Quốc vào 16h ngày 29/8.

Chứng kiến con trai kiến tạo đường bóng giúp Văn Toàn ghi bàn ấn định tỷ số 1-0 và mang về chiến thắng, quyền đi tiếp cho Olympic Việt Nam, ông Bùi Như Quang cho biết khá lo lắng trước trận đấu với Hàn Quốc vào chiều nay.

Nhưng bố hậu vệ mang áo số 4 tuyển Việt Nam tự tin con trai cùng đồng đội dưới sự chỉ đạo của HLV Park Hang Seo sẽ lại giành chiến thắng và đi đến chung kết.

"Tôi tin sự đoàn kết con trai và đồng đội sẽ lại làm nên chiến tích. Thầy huấn luyện cũng sẽ có phương án phù hợp để Việt Nam tiếp tục vượt qua và giành chiến thắng", ông Quang nói.

Theo Phạm Trường/Zing.vn

Chủ đề Thể thao Hà Tĩnh

Đọc thêm

Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.