Hoạt động chỉ đạo tuyến giúp y tế cơ sở nâng cao năng lực

(Baohatinh.vn) - Với sự linh hoạt, trách nhiệm trong công tác chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh không chỉ phát triển thêm được nhiều gói kỹ thuật chuyên sâu mới mà còn giúp y tế tuyến dưới nâng cao chất lượng khám và điều trị cho người bệnh.

Kết nối bệnh viện tuyến trên để chuyển giao kỹ thuật

Thời gian qua, cùng với việc đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động khám, điều trị cho người bệnh, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua kết nối với các bệnh viện tuyến Trung ương để đào tạo, chuyển giao kỹ thuật được Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh tập trung chỉ đạo triển khai.

Hoạt động chỉ đạo tuyến giúp y tế cơ sở nâng cao năng lực

Các bác sỹ BVĐK tỉnh hội chẩn trực tuyến ngay tại giường bệnh với các bệnh viện tuyến Trung ương để điều trị cho bệnh nhân.

Bệnh viện đã triển khai hội chẩn trực tuyến với các bệnh viện tuyến Trung ương như: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện K, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Răng - Hàm - Mặt Trung ương…

Bác sỹ Lê Ngọc Thắng - Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến (BVĐK tỉnh) cho biết: “92 cuộc hội chẩn trực tuyến với bệnh viện tuyến trên được tổ chức với trên 2.063 lượt cán bộ tham dự, giúp 66 bệnh nhân nặng được chỉ định xử lý chính xác, kịp thời, như: can thiệp mạch vành, điều trị bệnh nhân u gan, bệnh nhân viêm não kết hợp xương phức tạp... Không chỉ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân mà các buổi hội chẩn còn là cơ hội quý giá để y bác sỹ bệnh viện tích lũy được nhiều kỹ năng, kinh nghiệm trong chẩn đoán, đưa ra phác đồ điều trị đối với những ca bệnh phức tạp”.

Hoạt động chỉ đạo tuyến giúp y tế cơ sở nâng cao năng lực

Các bác sỹ Khoa Nhi (BVĐK tỉnh) triển khai thành công kỹ thuật nội soi tiêu hóa dành cho trẻ em.

Song song với hội chẩn trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa, BVĐK tỉnh còn kết nối với các bệnh viện tuyến trên cử các y bác sỹ đi đào tạo, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật theo các chương trình, dự án khác nhau. Đến nay, các gói kỹ thuật như: tán sỏi qua da tiếp nhận từ Bệnh viện Việt Đức; gói kỹ thuật hạ thân nhiệt, ECMO tiếp nhận từ Bệnh viện Bạch Mai; gói kỹ thuật chẩn đoán và điều trị sốt chưa rõ nguyên nhân tiếp nhận từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương; gói kỹ thuật phẫu thuật bóc u tuyến mang tai tiếp nhận từ Bệnh viện Răng - Hàm - Mặt Trung ương... đều được BVĐK tỉnh tiếp nhận và triển khai hiệu quả.

Nâng cao năng lực cho cơ sở tuyến dưới

Không chỉ tập trung nâng cao năng lực cho y bác sỹ trong bệnh viện, với vai trò là cơ sở y tế đầu ngành của tỉnh nhà, BVĐK tỉnh còn hỗ trợ hiệu quả y tế tuyến dưới nâng cao năng lực khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.

Theo bác sỹ Hoàng Hoa Thám - Phụ trách công tác chỉ đạo tuyến của BVĐK TP Hà Tĩnh, trong thời gian qua, BVĐK tỉnh đã tập huấn cho các bác sỹ của bệnh viện liên quan đến thở máy, hồi sức cấp cứu sản phụ khoa, điều dưỡng nhi khoa, cấp cứu nhi khoa, nội soi tiêu hóa cơ bản, phẫu thuật hàm mặt... Đặc biệt, qua sự chuyển giao của BVĐK tỉnh, BVĐK TP Hà Tĩnh đã làm chủ hoàn toàn kỹ thuật tiêu sợi huyết để cấp cứu cho bệnh nhân bị tai biến mạch máu não.

Hoạt động chỉ đạo tuyến giúp y tế cơ sở nâng cao năng lực

Các bác sỹ BVĐK TP Hà Tĩnh làm chủ kỹ thuật tiêu sợi huyết để cấp cứu cho các bệnh nhân tai biến mạch máu não.

Từ năm 2021 đến nay, BVĐK tỉnh đã đào tạo, chuyển giao được 27 gói kỹ thuật cho cho 10 đơn vị tuyến huyện và các bệnh viện chuyên khoa. Các kỹ thuật này đã được các đơn vị tiếp nhận, làm chủ, triển khai áp dụng hết sức hiệu quả và duy trì tính bền vững của kỹ thuật.

BVĐK tỉnh cũng đào tạo theo hình thức “cầm tay chỉ việc” kỹ thuật xét nghiệm RT-PCR, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cho các học viên đến từ Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn, Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh; kỹ thuật tiêu sợi huyết trong điều trị nhồi máu não, kỹ thuật xét nghiệm RT-PCR, cho học viên Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh.

Hoạt động chỉ đạo tuyến giúp y tế cơ sở nâng cao năng lực

Các bác sỹ BVĐK tỉnh phối hợp với BVĐK huyện Hương Khê phẫu thuật cứu sống bệnh nhân tai nạn giao thông vỡ lách nguy kịch thông qua kích hoạt quy trình "báo động đỏ". Ảnh tư liệu.

Đặc biệt, để nâng cao năng lực hồi sức cấp cứu, nhất là đối với các bệnh nhân COVID-19, BVĐK tỉnh đã tổ chức tập huấn, đào tạo cho trên 1.300 cán bộ y tế trong toàn tỉnh về hồi sức cấp cứu. Đây là một trong những giải pháp hết sức quan trọng để các cơ sở phòng, chống dịch hiệu quả ở thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, số ca bệnh có triệu chứng vừa và nặng gia tăng.

Với tinh thần sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới, BVĐK tỉnh luôn theo dõi, tiếp nhận thông tin 2 chiều đối với các bệnh viện tuyến dưới, kịp thời hỗ trợ khi có yêu cầu, nhất là tổ chức các đội cấp cứu ngoại viện, chi viện khẩn cấp cho tuyến dưới theo quy trình “báo động đỏ” đối với các ca bệnh tối cấp mà không thể chuyển viện. Thời gian qua, đội cấp cứu ngoại viện đã cứu sống nhiều bệnh nhân nặng ở tại BVĐK huyện Lộc Hà, BVĐK TP Hà Tĩnh, BVĐK huyện Hương Khê...

Bác sỹ Lê Ngọc Thắng - Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến (BVĐK tỉnh)

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.