Hoạt động liên hiệp hợp tác xã: Tránh “vết xe đổ”!

(Baohatinh.vn) - Liên hiệp hợp tác xã (HTX) Mây tre đan xuất khẩu Thành Công đã phải “khai tử” sau 3 năm thành lập. Và, từ đầu năm 2017 đến nay, Hà Tĩnh có thêm 4 liên hiệp HTX được thành lập, song các liên hiệp HTX này vẫn “không có gì mới” so với ngày đầu. Để tránh đi vào “vết xe đổ”, đòi hỏi các liên hiệp HTX phải có sự “lột xác” thực sự...

hoat dong lien hiep hop tac xa tranh vet xe do

Tuy đã tham gia Liên hiệp HTX Cam Vũ Quang, song sản phẩm của các HTX thành viên vẫn "bí" đầu ra.

Năm 2007, Liên hiệp HTX Mây tre đan xuất khẩu Thành Công ra đời với sự hợp nhất của 7 HTX mây tre đan, gồm: Thành Lợi (xã Tân Lộc - Lộc Hà), Tiến Đạt (Kỳ Tiến), Đan Du (Kỳ Thư – huyện Kỳ Anh), Thạch Văn, Thạch Long (Thạch Hà), Đức Lâm (Đức Thọ) và Cẩm Thành (Cẩm Xuyên). Mục tiêu là hợp sức để sản xuất sản phẩm truyền thống theo hướng hàng hóa và tìm đối tác tiêu thụ, mở rộng thị trường, thế nhưng, mọi việc không như tính toán.

Nói về nguyên nhân đổ vỡ, ông Nguyễn Duy Ngụ - nguyên Giám đốc HTX Mây tre đan Thành Lợi và là Chủ tịch Hội đồng quản trị Liên hiệp HTX Mây tre đan xuất khẩu Thành Công nhớ lại: “Hồi đó, Liên hiệp HTX hầu như “tự bơi”, ít có sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhất là về mặt bằng, cơ sở vật chất, vốn, kết nối tiêu thụ… Dần dần, chúng tôi bế tắc về đầu ra sản phẩm nên sản xuất ngưng trệ và tan rã”.

Hà Tĩnh đã có 4 Liên hiệp HTX (đều thành lập năm 2017), gồm Liên hiệp HTX Cam Vũ Quang, Liên hiệp HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Việt Hà, Liên hiệp HTX Ong và Dịch vụ nông nghiệp Vũ Quang, Liên hiệp HTX Chứng chỉ rừng Tây Kim (Hương Sơn). Các liên hiệp đều hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với mục tiêu liên kết mở rộng quy mô, tạo các sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, giúp đỡ các HTX thành viên cùng phát triển, tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, sau 9 tháng hoạt động, các liên hiệp chưa có gì khởi sắc, phương án SXKD vẫn còn nằm trên giấy.

Liên hiệp HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Việt Hà gồm 5 thành viên. Điều đáng nói là liên hiệp đã có, song vẫn trong tình trạng “mạnh ai nấy làm”. Ông Nguyễn Khắc Thứ - Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX cho biết: “Hiện chỉ có HTX Vũ Sơn Đức và HTX Quang Minh hoạt động tự chủ, 3 HTX còn lại đều nuôi gia công cho doanh nghiệp nên phụ thuộc, không có quyền quyết định. Trong khi HTX Quang Minh do không có chuồng nuôi và khó khăn về đầu ra đã liên tục giảm đàn. Thế nên, mới có chuyện HTX Vũ Sơn Đức đã đầu tư kho trộn cám 400 m2 và tự làm thức ăn nhằm giảm chi phí chăn nuôi song các thành viên trong liên hiệp cũng không tự quyết định được việc sử dụng nguồn thức ăn này. Hiện nay, tìm thành viên cho liên hiệp rất khó và chỉ có phương án chuyển những HTX nuôi gia công có điều kiện thành đơn vị tự chủ, lúc đó mới có quyền quyết định, liên hiệp mới đi vào hoạt động đúng nghĩa…”.

Theo tìm hiểu, Liên hiệp HTX Cam Vũ Quang cũng đang gặp khó trong tìm kiếm đầu ra sản phẩm. Ông Phạm Minh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng quản trị ái ngại: “Liên hiệp với 4 HTX sản xuất cam trên diện tích 90 ha. Năm ngoái, mỗi HTX tự liên hệ với doanh nghiệp Tân Thanh Phong để tiêu thụ, song số lượng không đáng là bao. Hiện cam đã vào mùa thu hoạch, chúng tôi rất lo lắng khi “bí” đầu ra và không có nhà bảo quản”.

Dự kiến, từ nay đến 2020, Hà Tĩnh sẽ thành lập mới 2 liên hiệp HTX. Thiết nghĩ, muốn liên hiệp hoạt động hiệu quả thì thành lập mới phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và sự cần thiết phải tham gia liên hiệp của bản thân mỗi HTX. Mỗi thành viên phải chủ động nắm bắt cơ hội kinh doanh, đổi mới phương pháp quản lý, công nghệ để có sản phẩm uy tín. Bởi chỉ có thành viên mạnh liên kết chặt chẽ với nhau thì mới có nguồn vốn lớn, tạo sản phẩm mũi nhọn, xây dựng thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh.

Bên cạnh bước chuyển mình của nội tại HTX, rất cần sự quan tâm của chính quyền địa phương các cấp và cơ quan liên quan, có phương án cụ thể nhằm tư vấn, hỗ trợ liên hiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh và kết nối với doanh nghiệp để có thị trường tiêu thụ bền vững...

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.