"Hồi sinh" 7.000 ha keo tràm vùng thượng Kỳ Anh

(Baohatinh.vn) - Khoảng 70% diện tích trong số hơn 10 ngàn ha keo, tràm bị gãy đổ hoàn toàn sau bão số 10 đã được bà con vùng thượng huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh trồng mới. Màu xanh non của những cánh rừng nguyên liệu đang mang đến sức sống mới cho vùng đất từng xác xơ vì gió bão.

Vừa trồng, vừa mong chính sách hỗ trợ

Điều chúng tôi ghi được trên hành trình trở lại với những cánh rừng vùng thượng Kỳ Anh sau gần nửa năm bão số 10 đi qua là người dân vùng tâm bão dù còn nhiều khó khăn nhưng đã chủ động khôi phục sản xuất. Tận thu những diện tích rừng bị đổ gãy, GPMB để trồng mới, đồng thời chăm sóc, khôi phục những cây trồng còn có khả năng sinh trưởng, người trồng rừng nguyên liệu ở Kỳ Anh ý thức rằng, không thể để “đất chết” lâu hơn trên những diện tích đất núi đồi rộng lớn.

hoi sinh 7 000 ha keo tram vung thuong ky anh

Cán bộ xã Kỳ Thượng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh kiểm tra tiến độ khôi phục diện tích cây lâm nghiệp của người dân địa phương.

“Thuyền to gặp sóng lớn”, những hộ trồng rừng với diện tích hàng chục ha ở vùng thượng Kỳ Anh là những người bị thiệt hại nặng nhất sau bão. Họ cũng là những người sớm tìm cách tận thu và tái đầu tư trồng mới. Gia đình anh Lê Văn Sơn (thôn Lạc Thắng, xã Kỳ Lạc) thiệt hại hơn 7 ha do bão phải mất gần 4 tháng mới thu hoạch, GPMB để khôi phục sản xuất. Theo đó, 5 ha cây keo lá tràm được vợ chồng anh trồng mới gần 1 tháng nay.

Anh Sơn chia sẻ: “Tiền tận thu số cây đổ ngã chỉ vừa đủ làm chi phí nhân công làm lại mặt bằng để tái đầu tư sản xuất. Dù khó khăn nhưng với người Kỳ Lạc chúng tôi, hầu như mọi việc đều nhìn vào rừng, vì vậy, phải khẩn trương tái sản xuất, bởi đất để trống ngày nào là ruột như lửa đốt ngày đó”.

Gia đình chị Trần Thị Thảo (thôn Phúc Thành 2, xã Kỳ Thượng) thuộc diện khó khăn do người chồng mất sức lao động. Dù việc khôi phục 2 ha rừng trồng bị thiệt hại gặp nhiều khó khăn do thiếu cả nhân lực lẫn vật lực, nhưng không thể để “đất chết”, gia đình chị đã vay mượn, trồng lại hơn 1 ha keo lá tràm; số còn lại tạm chuyển sang trồng hoa màu, “lấy ngắn nuôi dài” để đến tháng 9 tới sẽ phủ xanh lại toàn bộ diện tích thiệt hại do bão.

“Giá giống cây hiện nay đắt hơn so với những năm trước và người bị thiệt hại rừng trồng cũng chưa nhận được chính sách hỗ trợ, tuy nhiên, đây là hướng sản xuất chính của gia đình nên chúng tôi phải cố gắng khôi phục” - chị Thảo chia sẻ.

Chủ tịch UBND xã Kỳ Lạc Nguyễn Thái Toàn cho biết: Với hơn 3.000 ha cây gỗ nguyên liệu cần trồng lại sau bão, 800 hộ dân bị thiệt hại ở Kỳ Lạc đang khôi phục sản xuất trong muôn vàn khó khăn. Người dân vùng thượng Kỳ Anh mong muốn sớm nhận được nguồn lực tiếp sức từ chính sách theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Gắn kết đầu ra

Phần lớn ý kiến của các địa phương vừa bị thiệt hại về rừng nguyên liệu cho rằng, dù giá trị kinh tế của sản phẩm chưa cao, nhưng cây keo lá tràm phù hợp với điều kiện khí hậu, hạ tầng, năng lực sản xuất ở vùng thượng. Đặc biệt, sản phẩm nhiều năm nay được nhà máy băm dăm gỗ ở KKT Vũng Áng thu mua nên nông dân yên tâm về đầu ra. Anh Lê Văn Cẩm - cán bộ khuyến nông xã Kỳ Hợp cho biết, so với nhiều nơi khác, trồng rừng nguyên liệu ở Kỳ Anh thuận lợi hơn vì gần với đầu mối tiêu thụ, bởi vậy, hiện nay, giá bán chuyển nhượng đất rừng ở đây cao hơn nhiều địa phương khác trong tỉnh.

hoi sinh 7 000 ha keo tram vung thuong ky anh

Những đồi keo đã được bà con các xã vùng Thượng Kỳ Anh trồng lại sau.

Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh Bùi Quang Hoàn cho biết, huyện đang làm việc với nhà đầu tư để xúc tiến xây dựng nhà máy sản xuất nhiên liệu xuất khẩu ra nước ngoài. Nhà máy này sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm từ cây gỗ nguyên liệu (lá, thân, vỏ, rễ) để nén làm nhiên liệu đốt, vì vậy, người trồng rừng sẽ thu hoạch, tiêu thụ thuận lợi hơn. Gắn với quy hoạch các nhà máy chế biến sản phẩm gỗ, cây keo lá tràm vẫn giữ vị trí là sản phẩm xóa đói nghèo cho người dân vùng thượng. Vì thế, huyện xác định tiếp tục duy trì, phát triển diện tích rừng trồng trên 24 ngàn ha.

Tuy nhiên, để tránh việc thu hoạch ồ ạt, gây khó khăn trong khâu tiêu thụ, đồng thời hạn chế mức độ thiệt hại do thiên tai, trong quá trình đồng hành cùng người dân khôi phục rừng nguyên liệu, ngành chuyên môn khuyến cáo nên phân kỳ các lứa cây trồng cách nhau khoảng 1 năm. Bên cạnh đó, ngoài rừng nguyên liệu, khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng rừng lấy gỗ ở các xã: Kỳ Thượng, Kỳ Sơn, Kỳ Lâm, Kỳ Lạc.

(Còn nữa)

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Đặc sản cam Hà Tĩnh vào mùa thu hoạch

Đặc sản cam Hà Tĩnh vào mùa thu hoạch

Đặc sản cam chanh Hà Tĩnh bắt đầu vào vụ thu hoạch, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Giá cam hiện được bán từ 25 – 60.000 đồng/kg.
Hành trình miệt mài xây dựng thương hiệu gạo Can Lộc

Hành trình xây dựng thương hiệu gạo Can Lộc

Khép lại một mùa vụ đầy thắng lợi, nông dân Can Lộc (Hà Tĩnh) có thêm niềm vui khi hạt gạo quê hương đang từng bước chiếm lĩnh thị trường. Ước mơ xây dựng thương hiệu sản phẩm lúa gạo đang dần trở thành hiện thực.
Ngư dân Nghi Xuân trúng cá bạc má

Ngư dân Nghi Xuân trúng cá bạc má

Sau một đêm vất vả vươn khơi, bám biển, nhiều tàu cá của ngư dân Xuân Yên (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) cập bến trong niềm vui phấn khởi vì trúng đậm cá bạc má.
Bài cuối: Quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp

Bài cuối: Quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp

Cả nước đã có 5 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hà Tĩnh đang tập trung thực hiện cơ bản khối lượng công việc trong năm 2024 và hoàn thiện các yêu cầu để được công nhận vào năm 2025. Khó khăn từ thực tiễn đang đòi hỏi sự quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hóa khát vọng về nông thôn giàu bản sắc văn hóa, văn minh, hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
Người chăn nuôi Vũ Quang tăng đàn đón tết

Người chăn nuôi Vũ Quang tăng đàn đón tết

Để đảm bảo nguồn thu vào dịp cuối năm, thời điểm này, người chăn nuôi trên địa bàn Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang tích cực tăng đàn, vỗ béo và nghiêm ngặt phòng dịch trên đàn vật nuôi.
Bài 3: Tiểu tiêu chí nước sạch - quyết liệt, kiên trì vì chất lượng cuộc sống

Bài 3: Tiểu tiêu chí nước sạch - quyết liệt, kiên trì vì chất lượng cuộc sống

Chất lượng môi trường sống là một trong những tiêu chí cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới. Đối với xã và huyện nông thôn mới nâng cao, tiêu chí này đặt ra những yêu cầu khá cao, nhất là quy định về tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch tập trung. Đứng trước khó khăn, Hà Tĩnh đặt quyết tâm rất cao, ưu tiên nguồn lực lớn để thực hiện bằng được nhằm góp phần tạo tính bền vững cho quá trình xây dựng tỉnh nông thôn mới.
Bài 2: Xây dựng đô thị văn minh - khó mấy cũng phải làm

Bài 2: Xây dựng đô thị văn minh - khó mấy cũng phải làm

Hà Tĩnh đã có 14/34 phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh, trong đó, 11 thị trấn thực hiện được từ 70-90% các tiêu chí. Con số phường, thị trấn đạt chuẩn cao gấp 2 lần so với thời điểm giữa năm 2024 đã chứng minh sự bứt tốc và quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền các địa phương trong lộ trình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào cuối năm nay.
Bài 1: 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới - bám sát đường găng tiến độ

Bài 1: 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới - bám sát đường găng tiến độ

Để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào năm 2025, Hà Tĩnh tập trung thực hiện mục tiêu 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Thời điểm này, địa phương cuối cùng gần về đích là Hương Khê đang căng mình với khối lượng công việc khá lớn trên “chặng nước rút” về đích; các địa phương khác tập trung phát triển KT-XH và tiếp tục ưu tiên nguồn lực hoàn thiện các tiêu chí huyện NTM theo chuẩn giai đoạn mới.