Hơn 32.000 ha lúa hè thu ở Hà Tĩnh đã trổ bông

(Baohatinh.vn) - Thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, đến nay, toàn tỉnh có hơn 32.000 ha lúa hè thu đã trổ bông.

Nhờ chủ động bám sát kế hoạch, lịch thời vụ, điều tiết nước phù hợp trong các giai đoạn phát triển quan trọng, cây lúa vụ hè thu tại Hà Tĩnh sinh trưởng đồng đều. Những đợt mưa vào tháng 7 cũng đã cung cấp nguồn dinh dưỡng quý giá để cây phát triển, đón đòng thuận lợi.

z5700226300573_e80b12e6e7d640ce5cbf0c91266a3cd7.jpg
Lúa hè thu tại Can Lộc trổ bông thuận lợi.

Thời tiết vụ hè thu năm nay cũng tương đối thuận lợi, các chân ruộng thường xuyên được cung cấp đủ nước trong suốt quá trình sinh trưởng nên lúa trổ bông đều, đẹp.

Đến nay, toàn tỉnh có hơn 32.000 ha lúa hè thu đã trổ bông, chiếm hơn 72,1% tổng diện tích gieo cấy (44.000 ha). Một số địa phương có diện tích trổ lớn như: Can Lộc (hơn 6.500 ha), Cẩm Xuyên (hơn 7.700 ha), Thạch Hà (6.000 ha), Đức Thọ (gần 2.800 ha),…

z5700227949137_0e0bf52eeebd476104f04e6001b98ef0.jpg
Bà con nông dân chú trọng thăm đồng, phun phòng trừ các đối tượng sâu bệnh trên lúa hè thu.

Qua theo dõi trên đồng ruộng, nhiều loài sâu bệnh đã xuất hiện, tấn công các trà lúa cuối vụ. Theo đó, chuột gây hại trên những diện tích gần làng, gò đồi; bệnh khô vằn tiếp tục phát triển, đặc biệt trên những chân ruộng gieo cấy dày, bón thừa đạm. Bên cạnh đó, cần chú ý bệnh bạc lá có khả năng phát sinh gây hại trong điều kiện thời tiết có giông, lốc, mưa lớn.

Vì thế, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo, chính quyền địa phương, bà con nông dân cần chủ động thăm đồng thường xuyên, tập trung điều tiết, duy trì đủ nước, tạo điều kiện thuận lợi cho lúa trổ bông, nhất là đối với một số diện tích cuối kênh, cao cưỡng có thể xảy ra hạn cục bộ.

Ngoài ra, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến các đối tượng sâu bệnh gây hại vào cuối vụ như: chuột, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn,… để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do sâu bệnh gây ra.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.