Hứng "tinh hoa của đại ngàn", người Vũ Quang thu 10 tỷ đồng mỗi năm

(Baohatinh.vn) - Những ngày này, người nuôi ong ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang tất bật và rất phấn khởi thu hoạch sản phẩm được xem là tinh hoa của núi rừng...

Hứng “tinh hoa của đại ngàn”, người Vũ Quang thu 10 tỷ đồng mỗi năm

Nhờ nắm chắc KHKT, chăm sóc đàn ong tốt nên vụ mật ong xuân –hè này, gia đình anh Nguyễn Tiến Thường (áo xanh, chụp mũ bảo vệ) ở thôn Yên Du, xã Đức Lĩnh (Vũ Quang) thu được mật ong có chất lượng tốt...

Cũng như nhiều hộ nuôi ong khác ở Vũ Quang, những ngày này, gia đình anh Nguyễn Tiến Thường ở thôn Yên Du, xã Đức Lĩnh đang rất bận rộn thu hoạch lứa mật ong chính vụ xuân – hè 2019. Sau 2 đợt thu hoạch, nay gia đình đang bắt đầu thu hoạch lứa mật ong chính vụ thứ 3 và theo ước tính sẽ thu về gần 80kg mật chất lượng cao từ 16 đàn ong nuôi trong vườn, cho nguồn thu hơn 16 triệu đồng...

Anh Thường cho biết, đây là đợt thu thu hoạch mật ong chính vụ nhất trong năm, bởi cây cối phát triển mạnh, có nhiều loại hoa rừng và hoa của các loài cây ăn quả nên thu hút được đàn ong. Vì vậy, sản lượng mật nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, có màu vàng sáng xanh, có khi là nâu sẫm, khác với màu vàng trắng của vụ đông. Mật có vị béo bùi, ngọt mát quyện lẫn mùi thơm ngậy đặc trưng của hoa lá miền sơn cước...

Hứng “tinh hoa của đại ngàn”, người Vũ Quang thu 10 tỷ đồng mỗi năm

Ông Nguyễn Trọng Hiền (áo sẫm màu) ở tổ dân phố 2, thị trấn Vũ Quang đang kiểm tra 30 đàn ong của gia đình và trao đổi kỹ thuật nuôi ong với cán bộ hội người mù Vũ Quang...

Phát huy lợi thế diện tích vườn đồi, vườn rừng rộng lớn, những năm qua, bà con nhân dân xã Đức Lĩnh đã đầu tư nuôi ong lấy mật. Trung bình mỗi hộ dân ở đây đều nuôi từ 2- 4 đàn ong mật để vừa sử dụng, vừa làm quà cho người thân. Đặc biệt, để tạo điều kiện cho các đối tượng người già, người khuyết tật, người nghèo có nguồn thu nhập, vươn lên ổn định cuộc sống, Hợp tác xã nuôi ong Đức Lĩnh đã ra đời với 33 thành viên. Bình quân mỗi xã viên nuôi từ 18- 20 đàn để góp phần giải quyết việc làm, tăng thêm nguồn thu nhập, xóa bỏ tâm lý tự ti, vươn lên hòa nhập cộng đồng...

Ông Nguyễn Quang Đài - Chủ nhiệm HTX nuôi ong xã Đức Lĩnh cho biết: Trong một năm, ong thường cho 2 vụ mật, nhưng chủ yếu là vụ xuân - hè (cứ 20 ngày là có thể khai thác mật). Hiện tại, đay đang là thời điểm thu hoạch mật ong chính vụ nên năng suất, chất lượng mật đều đạt cao nhất, mỗi đàn có thể thu hoạch từ 2-3 đợt, mỗi đợt cho 8-10 kg mật/đàn. Và quan trọng hơn là vụ mật chính năm nay vừa được mùa, vừa được giá (200 ngàn đồng/chai) nên bà con rất phấn khởi, quyết tâm gắn bó với nghề...

v

Hứng “tinh hoa của đại ngàn”, người Vũ Quang thu 10 tỷ đồng mỗi năm

Từ nuôi ong đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thêm nguồn thu nhập ổn định cho hàng trăm gia đình và giúp nhiều đối tượng nguời khuyết tật xóa bỏ tâm lý tự ti, vươn lên hòa nhập cộng đồng...

Theo thống kê, toàn huyện Vũ Quang hiện có trên 6.000 đàn ong, mỗi đàn có từ vài ngàn đến vài chục ngàn con và đang có xu hướng tăng nhanh. Mật ong Vũ Quang thơm ngon, chất lượng tốt, vị ngọt dịu và hương thơm sâu đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam bảo hộ thương hiệu, có nhãn mác, lô-gô trên từng sản phẩm...

Vũ Quang hiện đã thành lập được 6 tổ hợp tác và 7 HTX nuôi ong, đều chung tên gọi là HTX Nuôi ong người khuyết tật mở rộng; mỗi năm thu hoạch trên 50 tấn mật, mang về nguồn thu hơn 10 tỷ đồng...

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Sản phẩm mới

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.