Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

(Baohatinh.vn) - Sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh.

Nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy sinh ngày 2/5/1925 tại làng Yên Điềm, xã Thịnh Lộc (trước thuộc huyện Can Lộc, sau đó là huyện Lộc Hà, nay là huyện Thạch Hà), nhưng gia đình ông lại chủ yếu sinh sống ở huyện Nghi Xuân. Ông tạ thế ngày 25/3/2016 tại thành phố Hà Tĩnh và năm 2025 này, tròn 100 năm ngày sinh, 10 năm ngày mất…

bqbht_br_z6234635174791-091b0407802aa295fc60e2dbc0cf3691.jpg
Nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy (1925-2016).

Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, cha mẹ mất sớm, ông phải bỏ dở trường lớp, đi dạy học để mưu sinh, vừa tự học thêm và tham gia hoạt động Việt Minh bí mật. Sau 40 năm hoạt động chính trị, từ cấp xã, tổng, lên huyện, ra Khu ủy Khu IV rồi trở lại Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Nghệ Tĩnh(*), ông đã kiên trì học thêm và lặng lẽ tích góp, thu nhặt vốn tri thức trong dân gian, sách vở, bạn bè; khi được hưu quan ở tuổi 60 (năm 1984), ông đã “dấn thân” vào “nghiệp” khảo cứu, sưu tầm, biên dịch…

Dù là “tự học” và làm “tay ngang” như ông từng tự thuật nhưng sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, ông đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh; đặc biệt, đã hình thành, khẳng định một phong cách sống, làm việc vừa khảng khái, cẩn trọng, thâm thúy nhưng cũng hết sức khiêm nhường, chân tình, chia sẻ; nhiều người đã tôn gọi ông là “Kẻ sỹ Ngàn Hống”…

Qua hơn 20 đầu sách đã xuất bản (trong đó có 6 cuốn in riêng) và hàng trăm trang bản thảo ông đã hoàn thành nhưng chưa xuất bản hoặc còn dang dở, có thể phân thành 4 mảng chủ yếu: (1) Khảo cứu, giới thiệu về núi sông, danh thắng, phong thổ, lễ hội, làng xã, dòng họ, danh nhân, sự kiện… tiêu biểu của xứ Nghệ; (2) Địa chí, lịch sử… của các địa phương; (3) Tác phẩm Hán Nôm (viết bằng văn xuôi, thơ, phú, câu đối) về địa chí, phong thổ, núi sông... (sưu tầm, biên dịch và khảo chú); (4) Thơ, câu đối, trướng mừng… bằng Hán, Nôm và Quốc ngữ.

Điều dễ nhận biết nhất ở các tác phẩm của ông là sự phong phú, tính phát hiện và sự chính xác của tư liệu, cứ liệu. Ngồn ngộn tư liệu, tri thức về núi sông, sự kiện, văn hóa, làng xã, con người… hiện không còn hoặc đã mai một, biến dạng đã được ông kiểm định, khảo chứng và “trưng bày” qua từng trang viết, trong đó có những tư liệu quý hiếm, độc bản, riêng có. Trong một cuộc gặp để bàn thảo, thống nhất đề cương cuốn sách chung “Đồng vọng tiếng Kiều” của “Ba ông Đồ Nghệ” (Vũ Ngọc Khánh, Võ Hồng Huy, Thái Kim Đỉnh) nhân kỷ niệm 245 năm năm sinh Đại thi hào Nguyễn Du, GS. Vũ Ngọc Khánh nói vui: “Mình và ông Đỉnh biết gì thì đã viết ra gần hết, còn ông Huy thì vẫn đang cất riêng cả một “kho” non nước Hồng Lam trong đầu!”. Quả là rất đáng tiếc vì ông vốn cẩn trọng, cầu toàn nên khá nhiều tư liệu quý về vùng đất, con người xứ Nghệ được ông nhớ, thuộc lòng hoặc ghi chép tản mát đâu đó chưa kịp giới thiệu đã vĩnh viễn theo ông thoát khỏi cõi trần; cá nhân tôi vừa do bộn bề công việc chung - riêng, khi nhận ra việc cần phải ghi chép, ghi âm lại thì cũng là lúc trí nhớ bắt đầu suy giảm…

Nhà nghiên cứu Võ Hồng Huy trong một lần đi điền dã núi Hồng. (Ảnh tư liệu do gia đình cung cấp).
Nhà nghiên cứu Võ Hồng Huy trong một lần đi điền dã núi Hồng. (Ảnh tư liệu do gia đình cung cấp).

Những ai từng và sẽ đọc ông, có thể cảm nhận được giá trị thực sự của những tư liệu, tri thức được trình bày, thầm đặt giả thiết nếu không có ông và số ít những bạn đồng niên lớp giao thời giữa Nho học - Tây học - Tân học ở Hà Tĩnh, liệu có ai còn biết để viết ra? Khi ông và Nhà nghiên cứu văn hóa (NNCVH) Thái Kim Đỉnh ra đi, đã có nhiều bài viết nhắc đến hình ảnh những cây cổ thụ ngã xuống để lại cả một khoảng trời trống vắng... Điền dã, phát hiện, tra cứu, khảo chứng, hệ thống lại các tư liệu, cứ liệu về thời đã qua trên mảnh đất từng được coi là “địa linh - nhân kiệt” này, phải chăng đó cũng là một lựa chọn hướng đi riêng của ông khi quyết bước vào “nghiệp viết” ở cái tuổi “hưu quan”, lúc đã thảnh thơi trút được gánh nặng quan trường?

Hầu hết các bài viết của ông đều khúc chiết, gọn ghẽ, có hướng đích khi nêu và giải quyết vấn đề, khác với phong cách thường thấy của người viết địa chí, lịch sử địa phương là tuần tự trình bày, kể chuyện, diễn giải theo tư liệu... Rất nhiều câu hỏi, gợi mở được đặt ra trong tác phẩm của ông. Có những vấn đề ông quả quyết đã “xử lý” cơ bản, có những điều còn tồn nghi chưa thể kết luận được thì để ngỏ cho người khác nhưng vẫn khơi gợi những hướng đi có thể.

Có lẽ, đó cũng là lý do ông viết ít, suy nghĩ rất kỹ trước khi đặt bút, có những bản thảo gạch xóa, sửa chữa hàng chục lần. Rất ít thấy những bài viết “trơn tuột” dễ dãi ở ông. Ngoài việc phải có đủ hoặc gần đủ tư liệu, chứng cứ, rồi thẩm định qua tàng thư, thực tiễn một cách chính xác, tỉ mỉ, bài viết của ông thường cố gắng lý giải được một vài vấn đề nào đó mà lịch sử để lại, hoặc trả lời những câu hỏi khó của tự nhiên, quá khứ, hiện tại… Rú xanh sao gọi rú Hồng/ Hà Vàng sao nước xanh trong tứ mùa; Núi Hồng ai đắp mà cao/ Cái sông Đò Điệm ai đào mà sâu…, nhiều khi, những câu hỏi tưởng chừng như vu vơ “hỏi để mà hỏi” trong dân gian lại thành những gợi ý cho các bài viết. Gọi lại được bao tên núi, tên sông đã chìm lặn vào ký ức; làm sáng lại bao sự kiện, gương mặt đã lẩn khuất, lu mờ hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm quả là điều không dễ, vì như ông và một số bè bạn giờ hầu hết đã xa cõi tạm, lúc sinh thời thường nói đùa với nhau: sao chúng ta lại “lẩn thẩn” đi chọn cái nghề “đáy biển mò kim”, “bắc thang lên hỏi ông trời”…

“Văn phong thanh nhã, nhẹ nhàng mà chính xác, gọn sắc, một văn phong khoa học lại đậm chất trữ tình, đọc không thấy ngán” - đó là nhận xét của cụ Thái Kim Đỉnh về cách viết, hành văn của ông. Gần đây, đọc lại các tác phẩm của ông để làm tuyển, nhiều lúc tôi cũng ngạc nhiên trước cách lập luận, “lý sự” rất sắc bén và việc dùng câu chữ vừa dung dị, chính xác, nhiều lúc pha chút mượt mà, sinh động, khác hẳn thói quen phải nghiêm cẩn, sang trọng của những người am tường Hán Nôm.

bqbht_br_70d1223546t66235l0.jpg
Một số cuốn sách cũ của nhà nghiên cứu văn Võ Hồng Huy.

Nhớ lại kỷ niệm cách đây gần 20 năm, lúc gia đình chúng tôi còn ở Nghi Xuân, ông đưa một bài viết nhờ tôi gửi báo tỉnh; cậy mình “dân văn chương”, thấy ông viết các địa danh là “Da Lách”, “cầu Dà”, tôi nghĩ chắc viết sai nên chữa lại “Gia Lách”, “cầu Già”; khi báo đăng bài, ông đọc và tức giận lắm, dứ tờ báo ra trước mặt tôi và lẩm bẩm: biên tập viên cứ tưởng người ta dốt viết sai chính tả chăng… Tôi ngồi im không dám nhận mình, nghe ông giải thích về nguồn gốc và tên gọi các địa danh mới “ngộ” ra sự nông cạn của mình. Mới biết, chữ nghĩa văn chương dù đã được đào tạo bài bản qua trường lớp cũng chỉ đang dừng ở lớp thao tác kỹ thuật bên ngoài; nền tảng, hồn cốt vẫn phải là vốn tri thức dày dặn bên trong, càng “thâm hậu” càng tự tỏa sáng, hay như câu nói của người xưa - hữu xạ tự nhiên hương…

Trong hoạt động chính trường suốt 40 năm (1945-1984), chắc chắn ông cũng không ít lần va vấp, như từng một năm (10/1955 - 9/1956) “lao động cải tạo ở công trường đá Cửa Sót” vì “chỉnh đốn tổ chức bị xử trí sai”; sinh hoạt, công việc, nhất là làm công tác kiểm tra Đảng, chắc cũng không tránh khỏi những dị nghị; nhưng như người bạn thân của ông, cụ Thái Kim Đỉnh nhận xét, “tôi không rõ lắm công việc của anh và không biết tổ chức đánh giá anh như thế nào nhưng theo tôi, cứ lấy tiêu chí của người xưa thì anh là một ông quan có đủ bốn đức: Thanh, Cần, Thận, Trực”…

bqbht_br_z6234635771206-51c6deea1af1d1444960b5f29f0325b8.jpg
Nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy và con trai - Tiến sĩ Võ Hồng Hải.

Cũng như vậy, trong một số công trình, bài viết của ông chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết; đến cả việc chú giải một địa điểm di tích khi biên dịch sách địa chí đôi lúc còn gây ra những hiểu nhầm khác nhau. Trường hợp điển hình như chú thích về địa điểm hiện nay của một tên chùa trong tác phẩm “Nghi Xuân địa chí” của Đông hồ Lê Văn Diễn, ông đã đi ròng rã nhiều ngày qua hết những đền chùa, có nơi chỉ còn sót lại đá móng hoặc cột nanh đổ gãy ở các xã Xuân Hải, Xuân Đan, Xuân Phổ, Xuân Trường… mà vẫn chưa yên tâm khẳng định được đâu đích thực là chùa Mãn Nguyệt…

Chỉ một chi tiết nhỏ mà đến lúc đi xa vẫn chưa có lời đáp; mới biết cả một đời người phục dựng lại quá khứ của cả một vùng đất đầy trầm tích, biến động sẽ khó khăn đến nhường nào…

(*) Từ tháng 9/1956 - 8/1964, làm Phó Chánh Văn phòng và Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh; từ tháng 9/1964 - 4/1984, làm Phó Trưởng ban và Trưởng ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Nghệ Tĩnh. Ông nguyên là hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, hội viên sáng lập Hội Liên hiệp VHNT Hà Tĩnh.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi 
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.
Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Những hàng rào bằng tường gạch khô cứng hay thép gai sắc nhọn được thay thế bằng cây xanh kết hợp với bồn hoa. Đây là cách mà một số cơ quan, đơn vị, nhà văn hóa hay nhà dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh làm mới hàng rào, xanh hóa không gian, tạo cảnh quan thoáng đãng, sạch đẹp.