Khắc phục thiệt hại, hỗ trợ người dân Hà Tĩnh sản xuất vụ đông sau mưa lớn

(Baohatinh.vn) - Đợt mưa lớn từ ngày 15 - 17/10 vừa qua đã khiến hàng trăm ha cây trồng vụ đông bị hư hỏng, mất trắng. Nông dân Hà Tĩnh đang tìm cách khắc phục thiệt hại, sớm bắt tay khôi phục sản xuất.

Khắc phục thiệt hại, hỗ trợ người dân Hà Tĩnh sản xuất vụ đông sau mưa lớn

Những cánh đồng sản xuất rau vụ đông ở HTX Dịch vụ nông nghiệp Hoàng Hà (xã Tượng Sơn - Thạch Hà) mênh mông nước sau đợt mưa lớn (ảnh chụp vào chiều 18/10).

Hơn 420 ha rau màu bị hư hỏng, 400 tấn cam rụng quả sau mưa

Cánh đồng sản xuất rau chuyên canh của HTX Dịch vụ nông nghiệp Hoàng Hà (xã Tượng Sơn - Thạch Hà) sau đợt mưa lớn chỉ còn lại mênh mông nước. Thiên tai đã “xóa sổ” toàn bộ 12 ha các loại rau ăn lá, hơn 200 m2 hành giống và vườn dưa lưới gần 400 m2 sắp đến kỳ thu hoạch.

Ông Nguyễn Viết Sơn - Giám đốc HTX cho biết: “Những diện tích này gần như không thể “cứu” được vì bị ngập sâu. Chúng tôi đã huy động lực lượng tiến hành bơm thoát nước trong khu vực nhà lưới, hi vọng “vớt vát” được một ít diện tích hành giống để cung ứng cho các vùng sản xuất. Còn lại, chắc cũng đành chờ thời tiết tốt hơn sẽ tổ chức cho bà con làm đất, gieo trỉa lại vụ đông”.

Thạch Hà là địa phương có diện tích rau màu bị hư hỏng, ngập úng nhiều nhất tỉnh sau đợt mưa vừa qua. Toàn huyện có đến 288/350 ha đã sản xuất bị ảnh hưởng và nhiều khả năng buộc phải gieo trồng lại. Ngoài vùng rau tập trung ở xã Tượng Sơn thì những địa phương như Tân Lâm Hương, Thạch Liên, Thạch Văn… cũng bị thiệt hại lớn.

Khắc phục thiệt hại, hỗ trợ người dân Hà Tĩnh sản xuất vụ đông sau mưa lớn

Cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên kiểm tra tình hình thiệt hại ở HTX Thương mại, dịch vụ tổng hợp và chăn nuôi Hà Trung (xã Yên Hòa).

Tại Cẩm Xuyên, đợt mưa lớn vừa qua đã cuốn trôi hơn 100 ha diện tích rau màu, khoai lang, ngô vụ đông. Diện tích hư hại tập trung lớn nhất là tại các vườn hộ của các địa phương nằm trong vùng hạ du hồ Kẻ Gỗ và một số diện tích rau trên cát ở xã Yên Hòa.

“Từ đầu vụ đến nay, vùng sản xuất hứng chịu liên tiếp 2 đợt mưa. Lần này, 3 ha củ cải, cà rốt mới gieo trỉa được 15 - 30 ngày, cây vừa nhú mầm, còn yếu thì bị mưa vùi dập suốt mấy ngày liên tiếp. Dù vùng đất cát nước rút nhanh nhưng cây trồng vẫn bị úng và hư hỏng, chắc phải chờ đất khô ráo hơn mới làm lại được. Tổng thiệt hại từ hai đợt mưa gây ra lên đến 50 triệu đồng” - anh Lê Quyết Thắng, công nhân HTX Thương mại, dịch vụ tổng hợp và chăn nuôi Hà Trung (xã Yên Hòa) cho biết.

Khắc phục thiệt hại, hỗ trợ người dân Hà Tĩnh sản xuất vụ đông sau mưa lớn

Sau mưa, một số diện tích cam của huyện Hương Khê bị rụng quả.

Sau mưa lớn, những vườn cam, bưởi ở các huyện: Can Lộc, Hương Khê cũng đang đối mặt với hiện tượng rụng quả. Riêng Can Lộc, có đến 350 ha cam bị rụng quả với tổng sản lượng gần 400 tấn.

Ngoài ra, tình hình thời tiết xấu, mưa nhiều cũng khiến cây trồng ở các huyện ở miền núi như: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang… kém phát triển và tiến độ gieo trỉa sản phẩm chủ lực ngô đông bị chậm lại.

Gia đình chị Nguyễn Thị Hải ở thôn Kim Bằng (xã Sơn Bằng - Hương Sơn) vừa mới gieo trỉa được 2 sào ngô sinh khối thì gặp mưa, sản xuất đành gián đoạn. “Tôi vừa gieo trỉa gần 3 kg giống ngô NK7328 chưa được một tuần thì bị ngập nước, thối rễ, mất gần 70%. Bây giờ tôi đành chờ thời tiết nắng ráo để bổ sung giống, gieo trỉa phủ kín diện tích, đảm bảo nguồn thức ăn dự trữ cho gia súc trong mùa đông” - chị Hải cho hay.

Khắc phục thiệt hại, hỗ trợ người dân Hà Tĩnh sản xuất vụ đông sau mưa lớn

Mưa cũng khiến nhiều diện tích ngô vụ đông của bà con nông dân xã Sơn Bằng (Hương Sơn) bị dập, ngập úng.

Theo ông Phan Xuân Đức - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn, do thời tiết diễn biến phức tạp, toàn huyện mới gieo trỉa được gần 300/2.419 ha ngô, khoai vụ đông và rau màu các loại, tập trung tại các xã: Quang Diệm, Sơn Bằng, Sơn Tiến, Sơn Lễ, Sơn Trung…

Theo số liệu của Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật tỉnh, sau đợt mưa lớn từ ngày 15 - 17/10, trên địa bàn toàn tỉnh có 389/1.888 ha rau các loại; 15/326 ha khoai lang; 5/655 ha ngô và 22 ha sắn bị ngập úng, hư hỏng; 350 ha cam với sản lượng 400 tấn (ở Can Lộc) bị rụng quả. Các địa phương chịu ảnh hưởng lớn nhất là: Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Can Lộc. Những địa phương còn lại do chưa triển khai kế hoạch sản xuất hoặc bị tác động nhẹ hơn của mưa lũ.

Khắc phục thiệt hại, hỗ trợ giống giúp bà con phục hồi sản xuất vụ đông

Khắc phục thiệt hại, hỗ trợ người dân Hà Tĩnh sản xuất vụ đông sau mưa lớn

Bà con nông dân xã Cẩm Vịnh (Cẩm Xuyên) rẽ luống, thoát nước cho đồng rau

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: “Mặc dù đợt mưa lũ gây thiệt hại cho các diện tích sản xuất rau, ngô, tuy nhiên xét về góc độ tích cực thì đây là dịp đồng ruộng được rửa trôi, vệ sinh sạch sẽ và xử lý các loại dịch hại, tạo thuận lợi cho sản xuất vụ đông và vụ xuân sắp tới. Đặc biệt, các địa phương cần tận dụng thời điểm chuột đang trốn trú ở các gò, bờ để vây bắt, bẫy hiệu quả hơn.

Về sản xuất, bà con nông dân cần chủ động tiêu thoát nước, chuẩn bị giống, phân bón để khi thời tiết thuận lợi thì bắt tay ngay vào việc chăm sóc các diện tích bị ảnh hưởng sau mưa lũ, gieo trỉa các loại cây trồng đảm bảo đúng thời vụ, kế hoạch”.

Khắc phục thiệt hại, hỗ trợ người dân Hà Tĩnh sản xuất vụ đông sau mưa lớn

Bà con nông dân huyện Hương Sơn cũng tranh thủ thời gian tạnh ráo, tập trung chăm sóc ngô.

Để khuyến khích bà con, nhiều địa phương đã ban hành các cơ chế, chính sách về hỗ trợ giống, kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất tập trung nhằm khai thác, phát triển vụ đông bền vững hơn.

Ông Nguyễn Như Hoàng - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Kênh (Thạch Hà) cho biết: “Thời vụ sản xuất vụ đông chính của xã thường bắt đầu từ cuối tháng 10 để tránh thời điểm bất lợi của thời tiết. Năm nay, xã cơ cấu sản xuất 5 ha khoai lang và phát triển mạnh sản xuất các loại rau màu ở vườn hộ. Theo đó, chúng tôi hỗ trợ 100% giống các loại rau vườn hộ; hỗ trợ kinh phí xây dựng hàng rào bằng cọc bê tông và 50% giống đối với vùng sản xuất từ 2 ha trở lên”.

Trong khi đó, ở những địa phương trọng điểm như: Hương Khê, Hương Sơn, Đức Thọ… hiện cũng đang bước vào thời vụ cao điểm xuống giống vụ đông. Khai thác tối đa thế mạnh và thời vụ, huyện Hương Sơn cơ cấu các nhóm giống ngô lấy hạt ngắn ngày như: MX10, HN68, HN88; nhóm ngô sinh khối: NK 7328, NK4300, VN5885... Địa phương cũng ưu tiên gieo trỉa sớm trên các vùng đồi, bãi thoát nước, đồng thời căn cứ thời gian sinh trưởng của từng nhóm giống để định hướng thời vụ cho các loại cây trồng.

Tại huyện Hương Khê, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân tập trung khơi rãnh, tiêu nước, theo dõi tình hình sinh trưởng các vườn cam thì cũng bắt đầu chỉ đạo các địa phương tranh thủ thời tiết, xuống đồng làm đất, chuẩn bị bước vào vụ sản xuất chính.

Vụ đông 2021, toàn tỉnh dự kiến gieo trỉa 11.332 ha các loại cây trồng, trong đó ngô lấy hạt: 3.726 ha; ngô sinh khối 1.568 ha; cây khoai lang 1.480 ha; rau các loại 4.558 ha. Kết quả từ vụ sản xuất không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn tạo ra sản lượng hàng hóa phong phú, tạo giá trị cao cho người nông dân.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.