Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn cùng đoàn công tác kiểm tra tình hình ngập úng tại cánh đồng bị ngập sâu ở xã Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh.
Để kịp thời khôi phục sản xuất sau mưa bão, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn.
Những diện tích hiện đang bị ngập, huy động mọi nguồn lực để tiêu úng, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy; số diện tích sâu trũng sử dụng các máy bơm để hỗ trợ tiêu thoát nhanh.
Những diện tích hiện đang bị ngập, cần huy động mọi nguồn lực để tiêu úng nước
Tập trung kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ thiệt hại và số diện tích phải gieo cấy lại; đối với những diện tích thiệt hại nhẹ ưu tiên sử dụng mạ tại các diện tích có mật độ gieo dày để dặm bổ sung; đối với số diện tích phải gieo cấy lại chủ động liên hệ với các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống để cung ứng giống kịp thời cho người dân khôi phục sản xuất, sử dụng các loại giống ngắn ngày như: HN6, BT09, PC6, Xuân Mai, TH3-3, TH3-5; thời vụ gieo thẳng phấn đấu kết thúc trước 20/6/2021.
Những diện tích không ảnh hưởng do mưa bão, duy trì mực nước thích hợp 3 - 5cm tạo điều kiện thuận lợi cho lúa đẻ nhánh, tiến hành tỉa dặm và bón thúc lần 1 đúng quy trình.
Những diện tích thiệt hại nhẹ ưu tiên sử dụng mạ tại các diện tích có mật độ gieo dày để dặm bổ sung
Thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo; trước mắt tập trung theo dõi biến của rầy lưng trắng (môi giới truyền bệnh lùn sọc đen), rầy xanh đuôi đen (môi giới truyền bệnh vàng lá di động), tiến hành thu mẫu rầy gửi giám định vi rút để chủ động các giải pháp phòng trừ.
Trong điều kiện dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến phức tạp, Sở NN&PTNTđề nghị các địa phương chỉ đạo Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi liên hệ trực tiếp với Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng khu IV để thống nhất phương án gửi, nhận mẫu và kết quả phân tích.
Bên cạnh đó cần theo dõi chặt chẽ diễn biên của sâu keo tại những vùng ngập úng, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ để chủ động các giải pháp phòng trừ.