Nông dân Hà Tĩnh “đội nắng” khôi phục lúa hè thu hư hỏng sau mưa lớn

(Baohatinh.vn) - Mặc dù thời tiết nắng nóng nhưng nông dân các huyện Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh) vẫn tích cực ra đồng khẩn trương khôi phục lại số diện tích lúa hè thu bị ngập hỏng sau trận mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 2 vừa qua.

Nông dân Hà Tĩnh “đội nắng” khôi phục lúa hè thu hư hỏng sau mưa lớn

Trong trận mưa lớn do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 2 vào ngày 12/6 vừa qua, toàn huyện Can Lộc có gần 2.000 ha lúa hè thu bị ngập. Trong đó, nhiều diện tích bị hư hại hoàn toàn. Để khắc phục hậu quả, đảm bảo kịp thời vụ, nông dân nhiều địa phương đã ra đồng làm lại đất để gieo mới/tỉa mạ ở chân ruộng cao; cấy, dặm vào diện tích bị thiệt hại. (Trong ảnh: Nông dân xã Thiên Lộc làm đất để gieo lại diện tích bị hư hại).

Nông dân Hà Tĩnh “đội nắng” khôi phục lúa hè thu hư hỏng sau mưa lớn

Bà Bùi Thị Thiết ở thôn Thuần Chân - xã Thuần Thiện cho biết: “Nhà tôi làm 8 sào ruộng, tất cả đều bị ngập trong trận mưa vừa qua. Trong đó, có 5 sào hư hại hoàn toàn, 3 sào vẫn còn cứu vãn được. Đối với diện tích bị hỏng hoàn toàn, chúng tôi sẽ làm đất gieo lại bằng một số giống ngắn ngày, như: Xuân Mai 12, Hà Phát 3... để kịp thời vụ”.

Nông dân Hà Tĩnh “đội nắng” khôi phục lúa hè thu hư hỏng sau mưa lớn

Trong khi đó, một số nông dân xã Tùng Lộc (Can Lộc) cũng chọn giống ngắn ngày nhưng dùng hình thức bắc mạ để dặm lại diện tích hư hại sau đợt ngập lụt.

Nông dân Hà Tĩnh “đội nắng” khôi phục lúa hè thu hư hỏng sau mưa lớn

Tính đến cuối ngày 15/6, toàn xã Khánh Vĩnh Yên (Can Lộc) có 750/800 ha lúa bị ngập, nước đã rút hoàn toàn. Để nhanh chóng khắc phục số diện tích bị hư hại, người dân ở đây đã nhanh chóng ra đồng tỉa mạ ở chân ruộng cao để cấy giắm vào những thửa ruộng bị hỏng.

Nông dân Hà Tĩnh “đội nắng” khôi phục lúa hè thu hư hỏng sau mưa lớn

Chị Trần Thị Huyền ở thôn Lương Hội (Khánh Vĩnh Yên) cho biết: “Gia đình tôi làm 7 sào ruộng, trong đó 4 sào bị ngập lụt. Sau khi nước rút, chúng tôi tranh thủ tỉa mạ ở 3 sào còn lại để cấy vào phần diện tích lúa bị hư hại. Tuy nhiên, số mạ chỉ đủ cho 2 sào, còn 2 sào, chúng tôi sẽ gieo lại bằng giống Xuân Mai 12 trong thời gian tới”.

Nông dân Hà Tĩnh “đội nắng” khôi phục lúa hè thu hư hỏng sau mưa lớn

Trong trận mưa lớn vừa qua, huyện Lộc Hà có 900 ha bị ngập lụt, trong đó một số xã có diện tích lúa bị hư hại lớn, như: Ích Hậu, Tân Lộc, Bình An...

Nông dân Hà Tĩnh “đội nắng” khôi phục lúa hè thu hư hỏng sau mưa lớn

Ông Phan Văn Nam ở thôn Phù Ích, xã Ích Hậu chia sẻ: "Vụ hè thu năm nay, tôi làm một mẫu lúa, trận mưa vừa qua bị hư hại gần một nửa. May số mạ dự phòng vẫn còn nhiều nên tôi đủ mạ để cấy giắm và cấy lại trên phần diện tích bị hư hại".

Nông dân Hà Tĩnh “đội nắng” khôi phục lúa hè thu hư hỏng sau mưa lớn

Dù thời tiết nắng nóng nhưng nông dân Lộc Hà cũng đã khẩn trương ra đồng khắc phục hậu quả đảm bảo kịp tiến độ thời vụ.(Trong ảnh: Nông dân xã Ích Hậu cấy giắm diện tích bị hư hại)

Nông dân Hà Tĩnh “đội nắng” khôi phục lúa hè thu hư hỏng sau mưa lớn

Bên cạnh việc gieo, cấy lại số diện tích hư hại, nông dân Can Lộc, Lộc Hà cũng tranh thủ ra đồng làm cỏ và bón thúc đạm nhằm nhanh chóng khôi phục lại màu xanh cho những chân ruộng ít bị ảnh hưởng.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.