Khai bút đầu năm - nét đẹp truyền thống được người dân Hà Tĩnh phát huy

(Baohatinh.vn) - Khai bút đầu năm là nét đẹp truyền thống được người dân Việt Nam nói chung và người dân đất học Hà Tĩnh nói riêng lưu giữ từ bao đời nay. Những nét chữ ngày đầu năm mới mang theo bao ước vọng bình an, may mắn…

Đã bước sang tuổi ngoài 70, cựu giáo chức Nguyễn Văn Tiết, xã Đỉnh Bàn (Thạch Hà) vẫn luôn lưu giữ tục lệ khai bút ngày đầu năm mới. Vượt qua năm Tân Sửu với những mất mát, khó khăn của cả đất nước bởi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, ông Tiết mong muốn bình an đến với tất cả mọi người, mọi nhà.

Khai bút đầu năm - nét đẹp truyền thống được người dân Hà Tĩnh phát huy

Ông Nguyễn Văn Tiết, xã Đỉnh Bàn (Thạch Hà) khai bút với dòng chữ: “Chúc mừng năm mới - bình an, hạnh phúc”.

Ông Tiết chia sẻ: “Sau khoảnh khắc giao thừa, khi đã lì xì các con cháu trong gia đình, tôi dành một thời gian tĩnh lặng để khai bút. Dòng chữ đầu tiên tôi viết là “Chúc mừng năm mới - bình an, hạnh phúc”. Lời chúc này tôi muốn dành cho gia đình tôi và tất cả người dân trên dải hình chữ S này. Mong rằng, năm Nhâm Dần, mọi khó khăn, thử thách sẽ lùi lại phía sau, dịch bệnh tiêu tan để người dân ổn định cuộc sống, quê hương, đất nước phát triển mọi mặt”.

Với nghệ nhân dân gian Nguyễn Tiến Khởi, xã Phú Gia (Hương Khê), khai bút đầu năm được bắt đầu từ những nốt nhạc.

Khai bút đầu năm - nét đẹp truyền thống được người dân Hà Tĩnh phát huy

Nghệ nhân dân gian Nguyễn Tiến Khởi (xã Phú Gia, huyện Hương Khê) khai bút đầu năm với những nốt nhạc chào xuân.

Trong rực rỡ hương hoa mùa xuân, trong mùi hương trầm ấm áp, nghệ nhân Nguyễn Tiến Khởi viết: “Chào mùa xuân đã về trên quê hương Việt Nam/ Chào ngày vui khắp trên non nước/Mừng mùa xuân mới cho muôn nhà muôn người/Sang xuân mới bình an…”.

Nghệ nhân Tiến Khởi bày tỏ: “Trong sự nghiệp của mình, những lời dân ca được tôi biên soạn hát về mùa xuân là nhiều nhất. Mùa xuân - mùa của đâm chồi nảy lộc, chắc lẽ vì thế mà ca từ dành cho mùa xuân cũng dồi dào nhất. Tôi mong rằng, những lời ca, tiếng hát sẽ góp phần mang đến năm mới tươi vui cho tất cả mọi người”.

Khai bút đầu năm - nét đẹp truyền thống được người dân Hà Tĩnh phát huy

Nghệ nhân Tiến Khởi mong rằng, những lời ca, tiếng hát sẽ góp phần mang đến năm mới tươi vui cho tất cả mọi người.

Buổi sáng ngày đầu năm mới, em Đậu Gia Khánh Diệp - lớp 5B, trường Tiểu học Bắc Hà (TP Hà Tĩnh) ngay ngắn ngồi vào bàn khai bút bằng những nét vẽ phác thảo ý tưởng về truyện kể bằng tranh.

“Em rất thích vẽ tranh và đang ấp ủ dự định về việc tự hoàn thành một câu chuyện kể bằng tranh. Ngày đầu năm mới, em khởi đầu bằng một bức vẽ (mong rằng trong năm nay, dự định đó của em sẽ hoàn thành), sau đó, em sẽ viết lời chúc năm mới để tặng bà và bố mẹ. Em mong năm nay cả gia đình em sẽ luôn mạnh khỏe, đón nhiều niềm vui”.

Khai bút đầu năm - nét đẹp truyền thống được người dân Hà Tĩnh phát huy

Em Đậu Gia Khánh Diệp - lớp 5B, trường Tiểu học Bắc Hà khai bút bằng bức tranh.

Trong khoảng khắc trời đất giao hòa, bà Nguyễn Ánh Ngà - Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Phú Tài Đức cũng dành thời gian để viết nên những tâm sự của lòng mình và gửi gắm ước vọng cho năm mới.

Khai bút đầu năm - nét đẹp truyền thống được người dân Hà Tĩnh phát huy

Bà Nguyễn Ánh Ngà - Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Phú Tài Đức.

“Mùa Xuân là mùa của ước vọng, mùa của tri ân tìm về nguồn cội, quê hương xóm làng. Tôi cũng như bao tâm hồn người con quê hương, ngày tết trở về nơi chôn rau cắt rốn, thắp nén trầm hương lên bàn thờ tổ tiên, quây quần bên gia đình người thân. Trong khoảnh khắc giao giao hoà đầy linh khí của đất trời, tôi nguyện cầu một năm mới người người, nhà nhà được sống an vui, trên môi luôn nở nụ cười tràn đầy niềm phúc lạc. Khi lòng người chan chứa tình yêu thương và sự tri ân thì chúng ta sẽ nhận ra tết đẹp đẽ, thiêng liêng… Với tôi đó chính là hương vị Tết, là hạnh phúc mùa Xuân!”.

Mùa xuân đã đến, những nét bút đầu tiên đã được khai mở cùng bao khát vọng cho riêng mình, cho muôn người. Khai bút đầu năm cũng là cách để gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc.

Chủ đề MỪNG ĐẢNG - MỪNG XUÂN

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề LỄ HỘI XUÂN QUÝ MÃO 2023

Đọc thêm

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Tại Hà Tĩnh, ngày càng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.
Phố trong lòng sông...

Phố trong lòng sông...

Tôi vẫn thường nghĩ về sự ưu ái của thiên nhiên khi trong những biến đổi địa chất đã để lại cho thành phố Hà Tĩnh địa hình ba mặt sông bao quanh...
Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.