Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ các công trình, dự án ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Với việc thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, ngành TN&MT Hà Tĩnh đã từng bước đưa lĩnh vực này đi vào nền nếp, tăng nguồn thu cho ngân sách, đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình trọng điểm.

Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ các công trình, dự án ở Hà Tĩnh

Trong những năm qua, Hà Tĩnh đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản.

Hà Tĩnh là một trong những địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường khá phong phú và đa dạng, phân bố ở hầu khắp các huyện. Theo khảo sát của Sở TN&MT, trên địa bàn tỉnh có 121 khu vực mỏ khoáng sản làm VLXD thông thường với tổng diện tích 6.193 ha.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên thời gian qua, số lượng mỏ khoáng sản được cấp phép khai thác còn khá hạn chế. Điều này ít nhiều khiến nguồn cung VLXD thông thường trên địa bàn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, dẫn tới tình trạng khai thác khoáng sản trái phép ở một số địa phương.

Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ các công trình, dự án ở Hà Tĩnh

Trong năm 2021, Sở TN&MT đã tổ chức đấu giá thành công 15 mỏ khoáng sản, bước đầu đáp ứng được nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Trước thực trạng này, Sở TN&MT đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với các khu vực khoáng sản làm VLXD thông thường. Sau thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản, vào quý I/2021, Sở TN&MT phối hợp với công ty đấu giá tổ chức đấu giá thành công 15 mỏ khoáng sản (1 mỏ đất sét, 3 mỏ cát, 11 mỏ đất san lấp).

Trưởng phòng Khoáng sản Sở TN&MT Nguyễn Văn Thành cho hay: Hà Tĩnh được Bộ TN&MT đánh giá là một trong những địa phương thực hiện tốt công tác đấu giá khoáng sản trong cả nước. Việc đấu giá mỏ khoáng sản không chỉ góp phần tăng thu ngân sách, hoạt động đấu giá còn tạo “sân chơi” bình đẳng, công bằng, minh bạch giữa các doanh nghiệp.

Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ các công trình, dự án ở Hà Tĩnh

Để đảm bảo tiến độ thi công các công trình, dự án trọng điểm ở Hà Tĩnh thì việc đáp ứng đủ nhu cầu vật liệu san lấp là rất cần thiết. Trong ảnh: Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt ở xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ đang được thi công.

Tính đến thời điểm này, Hà Tĩnh có 76 mỏ khai thác VLXD thông thường phân bố ở 12 huyện, thị xã. Trong quá trình thẩm định, cấp phép, Sở TN&MT đã rà soát kỹ các vấn đề liên quan tới quốc phòng - an ninh, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, cảnh quan môi trường. Vì vậy, các khu vực được cấp phép đều đáp ứng yêu cầu, không nằm chồng lấn lên nhau và đều nằm trong quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Theo thông tin từ Sở TN&MT, dựa vào dự thảo quy hoạch tỉnh, giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn sẽ đầu tư xây dựng nhiều công trình, khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế nên nhu cầu về nguồn khoáng sản làm VLXD thông thường trong những năm tới rất lớn, lên tới 85 triệu m3.

Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ các công trình, dự án ở Hà Tĩnh

Chủ động nguồn cung VLXD thông thường là hết sức quan trọng, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp, đơn vị có năng lực tìm kiếm cơ hội đầu tư dự án, công trình.

Để đáp ứng nguồn cung VLXD, trên cơ sở đề xuất của các địa phương và qua rà soát sơ bộ, Sở TN&MT đã bổ sung thêm 3 khu vực đá xây dựng, diện tích 73,2 ha, tài nguyên dự báo 10,9 triệu m3; đất san lấp 34 khu vực, diện tích 495,9 ha, tài nguyên dự báo 59,2 triệu m3; cát, sỏi xây dựng 7 khu vực, diện tích 29 ha, tài nguyên dự báo 1 triệu m3.

Sở TN&MT cũng khuyến khích các đơn vị tận dụng các loại vật chất nạo vét của các bến cảng, nhà máy nhiệt điện (4,8 triệu m3/năm); các loại chất thải rắn (tro bay, tro đáy, xỉ thép với 2,4 triệu m3/năm) trong Khu kinh tế Vũng Áng, đã được các ngành chức năng công bố hợp quy, hợp chuẩn, đảm bảo làm sản phẩm hàng hóa, thay thế dần cho vật liệu san lấp truyền thống, góp phần bảo vệ môi trường.

Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ các công trình, dự án ở Hà Tĩnh

Xỉ than, xỉ thép đã được ngành chức năng chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn để làn vật liệu san lấp, thay thế dần vật liệu san lấp truyền thống như đất, đá, cát.

Với việc chủ động nguồn cung VLXD thông thường trước khi triển khai thi công sẽ tránh tình trạng khan hiếm, làm chậm tiến độ các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn Hà Tĩnh. Điều này là hết sức quan trọng, thu hút thêm các nhà đầu tư, doanh nghiệp, đơn vị có năng lực tìm kiếm cơ hội đầu tư dự án, công trình, thúc đẩy phát triển KT-XH Hà Tĩnh.

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Thị xã Hồng Lĩnh tạo đột phá, vươn tầm cao mới

Thị xã Hồng Lĩnh tạo đột phá, vươn tầm cao mới

Hai năm liền đứng đầu về chỉ số DDCI, thu hút đầu tư đạt được nhiều kết quả quan trọng cho thấy TX Hồng Lĩnh đang vững bước trên hành trình trở thành đô thị hạt nhân phía Bắc Hà Tĩnh.