Khám phá di sản nghề thuốc của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

(Baohatinh.vn) - Tại quê ngoại Hà Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã dành trọn cuộc đời để nghiên cứu về y thuật, chữa bệnh cứu người. Nhiều di sản y học vô cùng quý báu được Đại danh y để lại cho hậu thế.

bqbht_br_z6002297161866-9902c8e44cc167b6adea2ecf65cd05b2.jpg
Đại danh y Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông. Ông sinh ngày 12/11/1724 tại quê cha là thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ông mất vào ngày rằm tháng Giêng năm 1791 tại quê mẹ là xứ Bàu Thượng, xã Tình Diệm, tổng Hữu Bằng (nay là xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Trong suốt thời gian ở quê mẹ, Hải Thượng Lãn Ông đã chuyên tâm nghiên cứu y thuật, chữa bệnh cứu người. Nhiều di sản nghề thuốc quý được lưu truyền, trở thành tư liệu quý để hậu thế tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả trong chữa bệnh.
Hiện nay, tại nhà đón tiếp thuộc khu nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Quang Diệm, Hương Sơn) đang trưng bày một số bản phục chế dụng cụ nghề thuốc, bản sách thuốc: Hải Thượng Lãn Ông toàn thư, Y gia tâm lĩnh, Hải Thượng Y tông tâm lĩnh...

Hiện nay, tại nhà đón tiếp thuộc khu nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Quang Diệm, Hương Sơn) đang trưng bày một số bản phục chế dụng cụ nghề thuốc, bản sách thuốc: Hải Thượng Lãn Ông toàn thư, Y gia tâm lĩnh, Hải Thượng Y tông tâm lĩnh...

bqbht_br_o3.jpg
Một số dụng cụ: dao cầu, thuyền tán được Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hưng Yên phục chế và cung tiến để trưng bày tại nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông ở Hương Sơn.
bqbht_br_p18.jpg
Dao cầu là dụng cụ làm thuốc thường được Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sử dụng để cắt thuốc, kê đơn, chữa bệnh cho người dân. Đây là một loại dao đặc thù với thiết kế theo lối đòn bẩy, một đầu dao gắn vào trụ của bàn tọa và cầu dao, một đầu cán vểnh để giảm lực khi kéo miết.
bqbht_br_o3-1.jpg
bqbht_br_o1.jpg
Ngoài dao cầu, thuyền tán cũng là dụng cụ làm thuốc được Đại danh y Lê Hữu Trác sử dụng để bào chế thuốc. Dụng cụ này thường được dùng để tán các loại thảo dược khô, cần tán mịn để làm thuốc tán hoặc luyện hoàn, với hàm lượng vừa và nhỏ.
bqbht_br_o4.jpg
Tại nhà đón tiếp thuộc khu nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cũng đang lưu giữ một số bộ sách (phục chế) của Đại danh y như: Hải Thượng Y tông tâm lĩnh, Hải Thượng Lãn Ông toàn thư, Y gia tâm lĩnh... Những bộ sách này thể hiện một hệ thống quan niệm y học chặt chẽ, nhất quán, đánh dấu bước tiến của sự nghiệp y học cổ truyền Việt Nam.
bqbht_br_z6002305616394-52302dbfd95dc51417c7a2a17cd9b8b8.jpg
Trong khuôn viên của thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, chính quyền địa phương và Ban quản lý cũng dành nhiều thời gian để trồng và chăm sóc hơn 60 loài cây thuốc quý. Đây là những cây thuốc được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh của Đại danh y.
bqbht_br_o9.jpg
Vườn thuốc cũng là địa điểm được nhiều du khách tới tham quan, tìm hiểu.
bqbht_br_z6004019528894-ae5177061eb431610b974a31e6f99c84.jpg
Ngoài một số tư liệu nghề thuốc của Đại danh y được trưng bày ở khu nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông (xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn) thì tại Bảo tàng Hà Tĩnh cũng đang lưu giữ 2 tấm mộc bản của bộ Tân thuyên Hải Thượng y tông tâm lĩnh. Bộ sách thuộc trong các quyển: Lĩnh Nam bản thảo quyển thượng và quyển hạ được khắc in vào thời vua Hàm Nghi, nguyên niên 1885. (Trong ảnh: Mộc bản trang 8 trong quyển 12 Lĩnh Nam bản thảo - quyển thượng đang được lưu giữ lại Bảo tàng Hà Tĩnh).
bqbht_br_z6004019867944-9c69b93ce5a1a0ffcdd3f941930a8751.jpg
2 mộc bản là hiện vật gốc quý góp phần cho việc mở rộng nghiên cứu về các bộ sách đông y do Đại danh y Lê Hữu Trác biên soạn vào thế kỷ XVIII. (Trong ảnh: Mộc bản trang 9 trong quyển 13 Lĩnh Nam bản thảo - quyển hạ đang được lưu giữ lại Bảo tàng Hà Tĩnh).
bqbht_br_z6004269391764-378baf73a71f6c94e60789b9adbace60.jpg
Bên cạnh đó, tại Bảo tàng Hưng Yên còn lưu giữ 2 tấm mộc bản sách "Tâm đắc thần phương". Đây là một tập trong bộ "Hải Thượng Lãn Ông Y tâm tông lĩnh" gồm 70 phương chọn lọc trong Phùng thị cẩm nang đã được tâm đắc, có phân tích y lý dược lý. (Hình ảnh được Bảo tàng Hà Tĩnh sưu tầm trong năm 2024).

Chủ đề 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…