Khám phá những di sản văn hóa Hà Tĩnh tiêu biểu qua các thời kỳ

(Baohatinh.vn) - Là vùng đất cổ, nơi con người đã cư trú và sinh sống cách đây từ hàng nghìn năm, Hà Tĩnh có một kho tàng di sản văn hóa phong phú và đa dạng. Những di sản tiêu biểu dưới đây là những dấu mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử của con người vùng đất núi Hồng, sông La.

Khám phá những di sản văn hóa Hà Tĩnh tiêu biểu qua các thời kỳ

Một trong những di sản minh chứng cho sự xuất hiện của con người ở Hà Tĩnh 4.000 - 5.000 năm trước là Di chỉ khảo cổ Thạch Lạc (Thạch Hà). Được khai quật lần đầu tiên vào năm 1963, Di chỉ Thạch Lạc phát hiện nhiều hiện vật liên quan đến cuộc sống của người Việt cổ.

Khám phá những di sản văn hóa Hà Tĩnh tiêu biểu qua các thời kỳ

Song song với Di chỉ Thạch Lạc, di tích khảo cổ học Phôi Phối - Bãi Cọi (Xuân Viên, Nghi Xuân) là nơi lưu giữ nhiều hiện vật của người Việt cổ từ hậu thời đá mới, đồng thau, văn hóa Sa Huỳnh đến thời Lý, Trần... Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1974, năm 2014, Phôi Phối - Bãi Cọi được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích khảo cổ cấp quốc gia. (Trong ảnh: Toàn cảnh di tích khảo cổ học Phôi Phối - Bãi Cọi. Ảnh tư liệu của Đậu Hà).

Khám phá những di sản văn hóa Hà Tĩnh tiêu biểu qua các thời kỳ

Nói về kiến trúc quân sự cổ xưa, công trình Thành lũy đá cổ ở Kỳ Lạc (Kỳ Anh) là một di tích tiêu biểu. Nằm dưới chân đèo Ngang, lũy đá cổ Kỳ Lạc là một đoạn còn lại trong hệ thống lũy cổ Lâm Ấp (thời kỳ Đại Việt - Chăm Pa) do chúa Lâm Ấp là Phạm Văn (345-375) khởi công xây dựng để bảo vệ biên giới.

Khám phá những di sản văn hóa Hà Tĩnh tiêu biểu qua các thời kỳ

Trong hệ thống di sản Hà Tĩnh, chùa Hương Tích nằm trên núi Hồng Lĩnh (thuộc địa phận xã Thiên Lộc, Can Lộc) được xác định xây dựng từ thế kỷ XIII, đời nhà Trần, là di sản chứng minh Phật giáo đã xuất hiện và hưng thịnh từ rất sớm ở Hà Tĩnh. (Trong ảnh: Phần chùa Thượng mới được phục dựng. Ảnh Đình Nhất)

Khám phá những di sản văn hóa Hà Tĩnh tiêu biểu qua các thời kỳ

Là vùng đất có nhiều cảng biển phát triển từ rất sớm, Hà Tĩnh có Đình Hội Thống (Xuân Hội, Nghi Xuân) xây dựng vào năm 1660, gắn liền với thương cảng Hội Thống. Di tích này cho thấy từ thế kỷ XVII, cư dân Hà Tĩnh đã giao thương với người Nhật Bản, Trung Quốc...

Khám phá những di sản văn hóa Hà Tĩnh tiêu biểu qua các thời kỳ

Về lĩnh vực y học, Hà Tĩnh có Đại danh y Lê Hữu Trác (1720 - 1791). Ông là đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, để lại nhiều công trình, tác phẩm lớn mang giá trị tinh hoa y học cổ truyền và văn học, lịch sử như: Y tông tâm lĩnh, Lĩnh Nam bản thảo, Thượng kinh ký sự... (Trong ảnh: Khu mộ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở Hương Sơn. Ảnh tư liệu của Thanh Hải)

Khám phá những di sản văn hóa Hà Tĩnh tiêu biểu qua các thời kỳ

Trong tiến trình lịch sử, Hà Tĩnh đã sớm xuất hiện các dòng họ khoa bảng, các làng khoa bảng, trong đó có dòng họ Nguyễn Huy (xã Kim Song Trường, Can Lộc) với những tên tuổi sáng chói như Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự (thế kỷ XVIII) đã để lại nhiều di sản có giá trị văn hóa, lịch sử... Trong đó, Hoàng Hoa sứ trình đồ và Mộc bản Trường học Phúc Giang đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Khám phá những di sản văn hóa Hà Tĩnh tiêu biểu qua các thời kỳ

Mộc bản trường học Phúc Giang được xem là bộ sách giáo khoa kinh điển được sử dụng liên tục cho việc dạy và học của hàng ngàn thầy giáo và học sinh qua gần 3 thế kỷ (XVIII - XX). (Trong ảnh: Một phần của Mộc bản được trưng bày ở Bảo tàng Hà Tĩnh)

Khám phá những di sản văn hóa Hà Tĩnh tiêu biểu qua các thời kỳ

Tại làng Trường Lưu, hiện còn lưu giữ được 7 căn nhà cổ có tuổi đời từ 100 - 300 năm. Các cấu kiện của những ngôi nhà này được làm bằng gỗ lim, khắc chạm hoa văn tinh xảo. Nhờ dày công chăm sóc, bảo quản, nhà cổ Trường Lưu vẫn giữ được vẻ kiến trúc cổ xưa. (Ảnh nhỏ: phía trong ngôi nhà).

Khám phá những di sản văn hóa Hà Tĩnh tiêu biểu qua các thời kỳ

Trong tiến trình lịch sử, vào thế kỷ XVIII - XIX, Hà Tĩnh tự hào có Đại thi hào Nguyễn Du với kiệt tác Truyện Kiều. Khu di tích Nguyễn Du (thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân) là nơi lưu giữ những giá trị di sản văn hóa về Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du, Truyện Kiều và dòng họ Nguyễn Tiên Điền. Ảnh tư liệu của Đậu Bình.

Khám phá những di sản văn hóa Hà Tĩnh tiêu biểu qua các thời kỳ

Trong những di sản vật thể thời kỳ trung đại trở về trước, Hà Tĩnh hiện đang giữ 3 khẩu súng thần công “Bảo Quốc an dân Đại tướng quân” năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) được phát hiện tại các vùng biển Nghi Xuân năm 2003; Bia Sùng chỉ bi ký tại đền thờ Hà Tông Mục (Can Lộc) và Chuông chùa Rối (Cẩm Xuyên) hiện đang đề nghị Bộ VH-TT&DL công nhận bảo vật quốc gia. (Trong ảnh: 1 trong 3 khẩu súng thần công được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh).

Khám phá những di sản văn hóa Hà Tĩnh tiêu biểu qua các thời kỳ

Đất Hà Tĩnh "nắng lửa mưa chan" nhưng không vì thế mà tâm hồn con người ở đây căn cỗi, từ thế kỷ XVII, hát ca trù đã du nhập vào đời sống người dân núi Hồng, sông La. Năm 2009, UNESCO công nhận ca trù là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, đến nay, Nhân dân Hà Tĩnh vẫn tiếp tục duy trì phát huy di sản quý báu này. (Trong ảnh: Tiết mục biểu diễn của đoàn Hà Tĩnh tại Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2018).

Khám phá những di sản văn hóa Hà Tĩnh tiêu biểu qua các thời kỳ

Cùng với ca trù, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là “viên ngọc quý” lưu giữ đời sống, văn hóa, ngôn ngữ... đặc trưng của con người Nghệ Tĩnh nói chung và vùng đất núi Hồng, sông La nói riêng qua các thời kỳ hình thành và phát triển. Sau khi được UNESSCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (tháng 11/2014), dân ca ví, giặm đang được Nhân dân Hà Tĩnh ra sức bảo tồn và phát huy.

Khám phá những di sản văn hóa Hà Tĩnh tiêu biểu qua các thời kỳ

Trong hành trình 190 năm thành lập tỉnh, Hà Tĩnh còn ghi dấu nhiều di sản văn hóa cách mạng. Trong đó, đầu tiên phải nhắc đến là Khu mộ cố Tổng Bí thư Trần Phú. Đồng chí Trần Phú (1904-1931), nguyên quán tại làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh). Ông là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Lãnh đạo Đảng ở thời kỳ còn non trẻ, đồng chí Trần Phú có vai trò to lớn khi dẫn dắt và tiếp lửa cho phong trào cách mạng những ngày đầu tiên. Ông nổi tiếng với câu nói trước lúc hy sinh: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”.

Khám phá những di sản văn hóa Hà Tĩnh tiêu biểu qua các thời kỳ

Hà Tĩnh vinh dự khi có hai người con ưu tú là những lãnh đạo cao nhất của Đảng những năm tháng mới thành lập. Ngoài đồng chí Trần Phú, đồng chí Hà Huy Tập (1906-1941) quê ở Cẩm Hưng (Cẩm Xuyên) là Tổng Bí thư thứ 3 của Đảng Cộng sản Việt Nam. (Trong ảnh: Quần thể Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập. Ảnh Đình Nhất)

Khám phá những di sản văn hóa Hà Tĩnh tiêu biểu qua các thời kỳ

Đồng chí Hà Huy Tập có công lao to lớn trong việc xây dựng và phát triển phong trào cách mạng của Đảng thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936 - 1939), tạo tiền đề quan trọng để dẫn tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Quần thể khu di tích là nơi lưu giữ di sản quý báu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông. (Ảnh: Thu Hà)

Khám phá những di sản văn hóa Hà Tĩnh tiêu biểu qua các thời kỳ

Nhắc tới lịch sử Hà Tĩnh đương đại, người dân cả nước không thể quên một ngã ba huyền thoại đã ghi tên mình vào trang vàng lịch sử dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc) là di tích chứng minh sự khốc liệt của cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: Huy Tùng

Khám phá những di sản văn hóa Hà Tĩnh tiêu biểu qua các thời kỳ

Đặc biệt, Ngã ba Đồng Lộc ghi nhận sự hy sinh anh dũng của 10 nữ thanh niên xung phong, Tiểu đội 4, Đại đội 552 vào ngày 24/7/1968. Sự hy sinh của các chị đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. (Trong ảnh: Khu mộ của 10 nữ TNXP, Tiểu đội 4, Đại đội 552. Ảnh Nguyễn Thanh Hải)

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Nghe tin bác Trọng về thăm, tôi hái bó hoa tươi thắm mang đến kính tặng

Nghe tin bác Trọng về thăm, tôi hái bó hoa tươi thắm mang đến kính tặng

Ngày 22/4/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm hỏi bà con ở khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thôn Tân Văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Biết thông tin, bà Lê Thị Kiền ở thôn bên cạnh (Đông Văn) đã hái bó hoa loa kèn đỏ tươi trong vườn, vượt 3 cây số mang đến tặng người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta với tấm lòng thành kính, biết ơn.
Hơn 30 năm canh giữ “mắt thần” của biển

Hơn 30 năm canh giữ “mắt thần” của biển

Với ông Nguyễn Đăng Sỹ - Trạm trưởng Trạm Hải đăng Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), công việc canh “mắt thần” luôn sáng giữa biển khơi tuy thầm lặng nhưng cũng đầy tự hào, thiêng liêng.
Chuyện đời xúc động của một cựu tù Côn Đảo

Chuyện đời xúc động của một cựu tù Côn Đảo

Trở về từ chiến trường với thương tật nặng nề, nhưng thương binh Trần Văn Xuân ở xã Vượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã vượt qua tất cả nhờ tình yêu thương của người vợ là bà Võ Thị Nhân.
Cựu chiến binh vượt khó, làm giàu từ kinh tế vườn đồi

Cựu chiến binh vượt khó, làm giàu từ kinh tế vườn đồi

Cựu chiến binh Nguyễn Huy Năm (SN 1956, tổ dân phố Đông Trinh, phường Kỳ Trinh, TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế, điển hình về ý chí vươn lên của người thương binh "tàn nhưng không phế"...
Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.