(Baohatinh.vn) - Các địa danh thuộc quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là nơi để người dân đến tham quan, tìm hiểu, tưởng nhớ công ơn của Đại danh y.
Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, sinh ngày 12/11/1724, tại quê cha ở thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ông mất vào ngày Rằm tháng Giêng năm 1791 tại quê mẹ là xứ Bàu Thượng, xã Tình Diệm, tổng Hữu Bằng (nay là thôn Bảo Thượng, xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn). Tại Hương Sơn, quần thể khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là nơi yên nghỉ, thờ tự, lưu giữ di sản của Đại danh y, đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1990. Ảnh: Quê mẹ Hải Thượng Lãn Ông ở thôn Bảo Thượng, xã Quang Diệm, nhìn từ trên cao. Trong đó, khu lưu niệm và nhà thờ Đại danh y Lê Hữu Trác (thôn Bảo Thượng, xã Quang Diệm) có diện tích 13.500m2 với 18 hạng mục công trình gồm: nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông; nhà đón tiếp; sân hành lễ; nhà bia; vườn đào, vườn cây thuốc nam... Hiện tại, khu lưu niệm và nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông đang lưu giữ một số tư liệu, hiện vật được phục dựng như: dụng cụ bào chế thuốc, diều sáo, bản sách thuốc Hải Thượng Lãn Ông toàn thư, sách Y gia tâm lĩnh, Hải Thượng Y tông tâm lĩnh... Nơi đây đã trở thành địa chỉ tham quan, tìm hiểu, học tập văn hóa, lịch sử của người dân trong và ngoài địa phương.
Nhà thờ Lê Hữu Trác nằm trong khu tưởng niệm chính là nơi Đại danh y đã gắn bó suốt cuộc đời của mình khi về quê mẹ sinh sống, nơi ông bốc thuốc, nghiên cứu y thuật, chữa bệnh cứu người.
Tại khu lưu niệm còn có núi Giả và hồ Sen. Núi Giả cao khoảng 10 thước, rộng khoảng 240 thước. Hồ Sen hình bán nguyệt ôm lấy chân núi ở phía Tây Bắc. Đây là nơi Hải Thượng Lãn Ông dùng để quan sát hướng gió, từ đó để bắt mạch chữa bệnh và lưu giữ, bảo quản các loại thuốc quý khi có thiên tai, lũ lụt. Núi Giả, hồ Sen cũng là nơi Hải Thượng Lãn Ông cùng bạn hữu ngắm trăng thanh, gió mát, đàm đạo văn chương trong những phút thư thái thanh nhàn. Núi Giả là nơi mà đại danh y đã dặn con cháu: khi nào ông mất thì lên núi Giả thả diều, diều rơi ở đâu thì an táng ông ở đó.
Tương truyền, vào khoảng năm 1750, Hải Thượng Lãn Ông đã bắt đầu ươm và nhân giống đào phai của địa phương. Vườn đào rộng khoảng 3ha nằm sát bờ phải sông Ngàn Phố. Việc trồng đào không chỉ là thú chơi hoa ngắm cảnh mà chủ yếu là để chế biến những vị thuốc quý. Lá đào sắc chữa nhọt, hạt đào chữa bệnh phụ nữ có trong các bài thuốc của Đại danh y. Hiện nay, vườn đào đã được chính quyền địa phương và Ban quản lý khôi phục, chỉnh trang. Nằm trong khuôn viên của khu lưu niệm còn có vườn thuốc quý thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh của Hải Thượng Lãn Ông. Với hơn 60 loài cây thuốc quý, nơi đây cũng trở thành địa điểm được nhiều du khách tới tham quan, tìm hiểu.
Cách khu lưu niệm và nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông về phía Đông khoảng 7km là khu mộ và tượng đài của ông. Di tích thuộc thôn Hải Thượng, xã Sơn Trung. Nơi đây có phong cảnh sơn thủy hữu tình, bốn mùa “thông reo, gió hát”. (Ảnh tư liệu).
Năm 2013, trên đỉnh núi Minh Tự, tượng đài Hải Thượng Lãn Ông làm bằng đá cẩm thạch cao 16,91m, nặng 350 tấn được khánh thành. Khu tượng đài có dòng chữ “Đức lưu quang” khắc trên tảng đá nguyên khối nặng hơn 17 tấn. Phía sau tượng đài có 3 bức phù điêu khắc ghi những lời răn dạy của Đại danh y về y đức. Sau khi Hải Thượng Lãn Ông mất (năm 1791), dòng họ Lê và Nhân dân trong vùng đã theo di nguyện của ông để lập mộ tại chân núi Minh Tự. Tuy đã có nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng vị trí mộ, hướng mộ và hình thức mộ không thay đổi. Mộ của Đại danh y như một "cánh diều" nằm giữa núi rừng bao la, thanh bình, yên tĩnh. Nơi đây thường xuyên được người dân, các đoàn du khách tới thắp hương, tưởng nhớ.
Hiện nay, dự án tôn tạo, tu bổ khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông đang được chính quyền địa phương và các đơn vị thi công gấp rút hoàn thiện. Dự án gồm 10 hạng mục: xây mới nhà ban quản lý; cải tạo, tu bổ hàng rào, mương thoát nước; làm mới đường điện ngoài nhà; cải tạo sân hành lễ; làm lại nhà đón tiếp; cải tạo, tu bổ sân thượng, sân hạ phương đình; tu bổ, tôn tạo nhà phương đình; tu bổ, tôn tạo khu mộ...
Cùng với khu lưu niệm, khu mộ và tượng đài thì chùa Tượng Sơn (thôn 1, xã Sơn Giang) cũng là một trong những địa điểm thuộc quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông. Chùa được xây dựng vào đời Hậu Lê (đầu thế kỷ XVIII), do bà ngoại của Đại danh y là bà Đặng Phùng Hầu - vợ của Tả hiệu điểm Tham đốc Quận công Bùi Tướng Công lập ra. Theo sử sách, chùa được xây dựng dưới sự trực tiếp chỉ đạo của hai anh em Lê Hữu Trác và Lê Hữu Tán với mục đích dưỡng tâm thờ Phật và thờ phụng tổ hai họ Bùi và Lê Hữu. Trong những năm 1760 - 1786, Hải Thượng Lãn Ông đã dành phần lớn thời gian lưu lại chùa, mở phòng mạch chữa bệnh cho người dân và hoàn thành các tác phẩm như: Hải Thượng Y tông tâm lĩnh, Y trung quan kiện, Y hải cầu nguyên, Thượng kinh ký sự…
Năm 1994, chùa Tượng Sơn đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Nhằm khai thác các giá trị di sản của Đại danh y Lê Hữu Trác trong việc phát triển du lịch, Khu du lịch văn hóa sinh thái Hải Thượng do Công ty TNHH Quý Gia xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2015. Khu du lịch hiện có diện tích 20ha, nằm cách khu mộ và tượng đài Lê Hữu Trác khoảng 500m về hướng Bắc, thuộc địa phận thôn Hải Thượng (xã Sơn Trung).
Hiện nay, Khu du lịch văn hóa sinh thái Hải Thượng đã đầu tư xây dựng nhiều hạng mục, sản phẩm liên quan đến Hải Thượng Lãn Ông như: cầu "Minh Tự", cà phê "Đêm Hải Thượng", điểm check-in "Rượu sim Hải Thượng"... nhằm tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến công lao của Đại danh y đối với quê hương, đất nước.
Ngoài ra, tại đền thờ Minh Tự Sơn thuộc Khu du lịch văn hóa sinh thái Hải Thượng cũng đã đặt tượng thờ Hải Thượng Lãn Ông. Đây là một điểm đến không thể thiếu khi du khách tới tham quan tại khu du lịch.
Tuổi thọ bình quân năm 2024 của người dân Hà Tĩnh thấp hơn mức bình quân chung của cả trước. Trung bình phụ nữ Hà Tĩnh sống lâu hơn nam giới khoảng hơn 5 năm.
Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Dành hơn 20 năm để nghiên cứu về lịch sử làng quê ở Hà Tĩnh theo những tư liệu cũ bằng chữ Hán và chữ Nôm, ông Nguyễn Thế Phiệt (xã Mai Hoa, Hà Tĩnh) mong muốn khôi phục lại văn hóa, tín ngưỡng xa xưa của người Việt.
Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi
Chỉ mới 10 tuổi, Đặng Minh Thư (lớp 4H, Trường Tiểu học Hưng Trí, Hà Tĩnh) đã khiến cộng đồng không khỏi kinh ngạc khi được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập là học sinh nhỏ tuổi có khả năng nhớ và đọc chính xác 3.150 chữ số thập phân sau số Pi.
Dù đã nghỉ hưu nhưng bà Trần Thị Kim Soa (xã Sơn Giang, Hà Tĩnh) vẫn tận tâm với công việc thiện nguyện, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và góp sức xây dựng quê hương.
Mỗi độ tháng 7 về, hàng vạn du khách lại tìm về với Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) để dâng nén tâm hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất non sông.
Thương cha mẹ quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nuôi mình và 4 chị em ăn học, Bùi Khắc Vũ (phường Nam Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) luôn quyết tâm học tập tốt để đáp đền công ơn các bậc sinh thành và cống hiến cho xã hội.
Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Từ những dặm dài lịch sử, TP Hà Tĩnh hôm nay đang viết tiếp hành trình mới - hành trình về khát vọng xây dựng đô thị phát triển bền vững và chính quyền phục vụ Nhân dân.
Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Được ví là “khu vườn” của "những cây lau bằng thép", 18 năm qua, CLB Nhà báo nữ Hà Tĩnh là nơi gắn kết để các nhà báo nữ ghi dấu ấn trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của tỉnh.
Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Nhờ chủ trương xây dựng NTM và quyết tâm cao, vợ chồng chị Nguyễn Thị Xuân và anh Lê Hồng Vân (Thạch Châu, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã xây dựng mô hình kinh tế vườn hộ cho thu nhập khá.
Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.
Cùng với những dự án lớn, nhiều người con Hà Tĩnh xa quê đã trở về đầu tư phát triển các mô hình lưu trú trên địa bàn, góp phần thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói” phát triển.
Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, Hà Tĩnh có thống di sản văn hóa độc đáo và phong phú. Các giá trị văn hoá đó là chất liệu quý giá để báo chí khai thác, tôn vinh và lan tỏa.
Dù có nhiều cơ hội thể hiện tài năng trên các sân khấu âm nhạc “thời thượng” hay ổn định với công việc chuyên môn, nhiều người trẻ Hà Tĩnh vẫn chọn gắn bó với dân ca ví, giặm để lan tỏa câu hò, điệu ví quê hương.
Từng là người lính thông tin quả cảm trên chiến trường Campuchia, cựu chiến binh Nguyễn Lương Hà (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) tiếp tục lan tỏa nghĩa tình đồng đội qua các hoạt động thiện nguyện và hành trình đưa hài cốt liệt sỹ trở về quê hương.
Từng là những nông dân không qua đào tạo chính quy, nhưng nhiều người dân Hà Tĩnh đã trở thành người làm du lịch chuyên nghiệp, góp phần quảng bá vẻ đẹp, văn hóa quê hương.
Nguyễn Phúc Lương (Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) vừa nhận được 3 học bổng toàn phần chuyên ngành khoa học máy tính hàng đầu nước Mỹ với tổng trị giá hơn 16 tỷ đồng