Khẩn: Bộ Y tế yêu cầu tổ chức tiêm chủng vắc xin COVID-19 an toàn, đảm bảo giãn cách

Cục Quản lý Khám chữa bệnh yêu cầu các cơ sở tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 phải đảm bảo an toàn tiêm chủng; an toàn phòng chống dịch bệnh; thực hiện đúng quy định về giãn cách; phân chia khung thời gian để tránh tình trạng tập trung đông người...

Khẩn: Bộ Y tế yêu cầu tổ chức tiêm chủng vắc xin COVID-19 an toàn, đảm bảo giãn cách

Theo Bộ Y tế, tính đến hết ngày 24/7, tổng số liều vắc xin phòng COVID-19 đã được tiêm chủng ở nước ta là 4.478.757 liều

Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản khẩn số 885/KCB-NV gửi các Bệnh viện/Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và y tế ngành về việc tổ chức tiêm chủng an toàn & đảm bảo phòng chống dịch.

Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, việc đảm bảo tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 hiện nay là rất cần thiết.

Tuy nhiên, trong mấy ngày gần đây, một số cơ quan thông tin đại chúng đã phản ánh việc tổ chức triển khai tiêm chủng của một số đơn vị chưa đảm bảo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế; Ban chỉ đạo Chiến dịch triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đề nghị các đơn vị khẩn trương chấn chỉnh ngay việc tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại các cơ sở tiêm chủng đảm bảo: an toàn tiêm chủng; an toàn phòng chống dịch bệnh; thực hiện đúng quy định về giãn cách; phân chia khung thời gian để tránh tình trạng tập trung đông người.

Chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng tự kiểm tra, đánh giá, rà soát, khắc phục ngay các nguy cơ chưa an toàn theo hướng dẫndẫn tại Quyết định số 3518/QĐ- BYT ban hành Tiêu chí cơ sở an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

“Nếu không đạt thì đình chỉ để bổ sung, chấn chỉnh” - PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Phó Trưởng Tiểu ban Thường trực, Tiểu ban An toàn tiêm chủng, Ban Chỉ đạo Chiến dịch triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc gia nhấn mạnh trong văn bản.

Văn bản khẩn của Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng yêu cầu các đơn vị báo cáo các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 về Cơ quan thường trực Tiểu ban An toàn tiêm chủng theo số máy trực đường dây nóng 0984371919 và hộp thư cdc.kcb@gmail.com.

Tiểu ban An toàn tiêm chủng, Ban Chỉ đạo Chiến dịch triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc gia yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện nội dung này.

Theo Bộ Y tế, tính đến hết ngày 24/7, tổng số liều vắc xin phòng COVID-19 đã được tiêm chủng ở nước ta là 4.478.757 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.125.156 liều, tiêm mũi 2 là 353.601 liều.

Theo Thái Bình/SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.