Kho tàng di sản - bản sắc của miền đất Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Mặc dù không được thiên nhiên ưu đãi nhưng với vị trí địa lý đặc biệt, Hà Tĩnh là nơi “giang sơn tụ khí”, tạo nên một kho tàng di sản văn hóa vô cùng phong phú. Thời gian cùng những ứng xử của con người với di sản đã quyết định sự mất - còn những giá trị đó trong đời sống…

Kho tàng di sản - bản sắc của miền đất Hà Tĩnh

Đường về Hà Tĩnh. Ảnh tư liệu

Những di chỉ khảo cổ học cho thấy các quần cư của người Việt cổ đã tồn tại ở Hà Tĩnh cách đây hàng ngàn năm. Mảnh đất gắn liền với nhiều dấu ấn, sự kiện quan trọng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc được coi là nơi “giang sơn tụ khí”, “địa linh nhân kiệt”, tạo nên một kho tàng di sản văn hóa quý báu. Trong khó khăn gian khổ, con người Hà Tĩnh đã vươn lên tạo dựng đời sống tinh thần phong phú. Kho tàng văn nghệ dân gian phong phú và nhiều giá trị di sản văn hóa độc đáo đã làm nên bản sắc riêng của miền đất Hà Tĩnh.

Một trong những niềm tự hào của văn hóa Xứ Nghệ nói chung, Hà Tĩnh nói riêng là biểu tượng núi Hồng - sông Lam. Đây tự thân là một giá trị văn hóa vật thể và còn là nơi khởi sinh nhiều giá trị văn hóa phi vật thể.

Sinh thời, nhà nghiên cứu Võ Hồng Huy từng đánh giá: “Cùng với sông Lam, núi Hồng có một kho tàng đầy ắp truyền thuyết, huyền thoại, di tích, thắng cảnh. Với vị thế xứng đáng văn hóa - lịch sử, kinh tế - quốc phòng của mình, từ lâu nó đã trở thành một biểu tượng quê hương xứ Nghệ. Nó cũng là biểu tượng văn hóa - văn học khi người ta muốn nói những gì về con người, phong thổ vùng này: Hồng Sơn thế phổ, Hồng Sơn văn phái, vùng đất Hồng Lam, con người Hồng Lam, khí phách Hồng Lam...”.

Kho tàng di sản - bản sắc của miền đất Hà Tĩnh

Núi Hồng - Sông Lam biểu tượng văn hoá của Xứ Nghệ nói chung, Hà Tĩnh nói riêng. Ảnh tư liệu

Cùng với núi Hồng - sông Lam, Hà Tĩnh còn sở hữu nhiều di sản văn hóa vật thể như Đèo Ngang, hồ Kẻ Gỗ, sông La, thác Vũ Môn, bãi biển Thiên Cầm, Vườn Quốc gia Vũ Quang… Tất cả đều mang trong mình những giá trị văn hóa độc đáo, trở thành đề tài cho những sáng tác văn học nghệ thuật từ xưa đến nay. Ngoài ra, Hà Tĩnh còn sở hữu những cái nôi văn hóa lớn, tập trung nhiều di tích như Can Lộc, Đức Thọ, Hương Sơn, Nghi Xuân… Những di tích ấy đều là nơi thờ cúng những danh nhân kiệt xuất, có nhiều đóng góp trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.

Mặc dù thường xuyên phải đối mặt với thiên tai nhưng con người Hà Tĩnh luôn lạc quan, yêu đời. Chính họ đã làm nên kho tàng di sản văn hóa phi vật thể với nhiều loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc, nhiều làng nổi tiếng về văn hóa, khoa bảng và làng nghề truyền thống. Trong đó, nổi bật là các loại hình văn nghệ dân gian độc đáo như: Hát ca trù, hát sắc bùa, dân ca ví, giặm, diễn xướng trò Kiều… Và rất nhiều lễ hội độc đáo gắn liền với những di sản văn hóa vật thể cũng như những phong tục, tập quán ở khắp các địa phương.

Kho tàng di sản - bản sắc của miền đất Hà Tĩnh

Ca trù - di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận, cần được bảo tồn và phát huy.

Bên cạnh đó, các làng khoa bảng Đông Thái, Trường Lưu, Tiên Điền, Uy Viễn, Yên Hội, Gôi Mỹ, Thần Đầu… đã sản sinh cho quê hương, đất nước nhiều anh hùng hào kiệt từ thời kỳ này đến thời kỳ khác. Các làng truyền thống với những điệu hát nổi tiếng quanh núi Hồng Lĩnh, ven dòng sông La, sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố và cả đất biên ải Kỳ Anh cũng đã để lại cho vùng quê Hà Tĩnh và đất nước những di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc.

Hệ thống di sản văn hóa phi vật thể và vật thể đã góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, bồi đắp tâm hồn, kiến tạo nhân cách cho cư dân Hà Tĩnh. Tuy nhiên, trong tiến trình lịch sử của dân tộc, do sự tác động của thiên tai, chiến tranh và cả những sai lầm trong ứng xử với di sản của con người, nhiều di sản đã “mất tích” trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân.

Kho tàng di sản - bản sắc của miền đất Hà Tĩnh

Văn Miếu Hà Tĩnh - một trong những di tích mới được khôi phục, xây dựng lại tại phường Thạch Linh - Tp Hà Tĩnh.

Hàng trăm di tích có giá trị văn hóa, lịch sử đã trở thành phế tích, nhiều làng cổ đã phai dấu cổ xưa. Thậm chí, có di tích đã biến mất theo thời gian như phố cổ Phù Thạch ở Đức Thọ, chùa Nghèn ở Can Lộc, đền thờ Tổ Giáo phường Cổ Đạm, Văn Miếu Hà Tĩnh, Cổng thành Hà Tĩnh… Bên cạnh đó, nhiều di sản văn hóa phi vật thể như truyền thuyết, giai thoại, truyện cười dân gian, các làn điệu ca trù, dân ca ví, giặm cổ… đã “vắng mặt” trong đời sống văn hóa một thời gian dài.

Hiện nay, cùng với việc thực hiện “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Chung tay xây dựng nông thôn mới”… đã góp phần hồi sinh những giá trị tự có của nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong đó, phải kể đến sự quan tâm của chính quyền các cấp cũng như những ứng xử văn minh của người dân trong việc chung tay sưu tầm, khôi phục và nâng tầm các giá trị di sản.

Kho tàng di sản - bản sắc của miền đất Hà Tĩnh

Ngôi nhà cổ hơn 100 tuổi ở làng cổ Trường Lưu

Nổi bật nhất là đã góp phần đưa ca trù, dân ca ví, giặm, mộc bản Trường Lưu, Hoàng Hoa sứ trình đồ… đến với văn hóa nhân loại. Khôi phục lại một số phế tích như đền Nen (Thạch Hà), xây dựng lại Văn Miếu Hà Tĩnh… và rất nhiều lễ hội độc đáo như: Lễ hội chùa Hương Tích, lễ hội đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi, lễ hội đền Chợ Củi, lễ hội đánh cá Đồng Hoa, lễ hội cầu ngư làng Nhượng Bạn, lễ tế giỗ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu v.v… Phục hồi và phát triển nhiều làng nghề truyền thống như: Nghề mộc Thái Yên, nghề rèn Trung Lương, nghề làm nước mắm Cẩm Nhượng…

Kho tàng di sản - bản sắc của miền đất Hà Tĩnh

Với những ứng xử tiến bộ của người dân đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hoá, dân ca ví giặm đang ngày càng trở lại mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của người dân Hà Tĩnh.

Ông Nguyễn Tùng Lĩnh - Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa (Sở VH-TT&DL) Hà Tĩnh cho biết: “Trong những năm qua, chúng tôi đã tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp bộ, ngành, tranh thủ nhu cầu khôi phục các giá trị di sản của nhân dân, đã triển khai nhiều hoạt động sưu tầm, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa ở Hà Tĩnh. Rất nhiều đề tài nghiên cứu, công trình văn hóa đã được triển khai nhằm xây dựng, tôn tạo, tu sửa, bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể cũng như phi vật thể. Đến nay, đã có 4 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, 82 di tích được xếp hạng cấp quốc gia”.

Hiện nay, cùng với những nỗ lực phối hợp nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và mỗi người dân về vị trí, vai trò di sản văn hóa trong đời sống văn hóa xã hội, ngành văn hóa đã và đang tích cực tuyên truyền phổ biến Luật Di sản văn hóa; tiếp tục hoạch định chính sách, đầu tư phù hợp cho công việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống