Không ngừng "nâng chất" sản phẩm mật ong

(Baohatinh.vn) - Cùng với việc gia tăng tổng đàn ong, nhiều địa phương ở Hà Tĩnh đã chú trọng xây dựng thương hiệu mật ong, hướng đến phát triển bền vững.

Mang lại thu nhập ổn định

Hơn 20 năm trong nghề nuôi ong, ông Phan Đình Giáp (thôn Lâm Đồng, xã Sơn Lâm, Hương Sơn) đã sở hữu gần 50 đàn ong và thường xuyên tách đàn để bán cho bà con trong xã, các vùng lân cận. Nghề nuôi ong mang lại thu nhập bình quân hơn 300 triệu đồng/năm cho gia đình ông Giáp.

Tổng đàn ong của xã Sơn Lâm đạt gần 2.000 đàn.

Tổng đàn ong của xã Sơn Lâm đạt gần 2.000 đàn.

Ông Giáp chia sẻ: “Để đảm bảo có sản lượng mật cao, chất lượng tốt, đàn ong khỏe mạnh, đòi hỏi người nuôi ong phải nắm bắt được các đặc tính như xây tổ, chia đàn, am hiểu về các loại hoa, mùa hoa nở, mùa ong đi lấy mật. Đồng thời, thường xuyên vệ sinh thùng đảm bảo khô ráo và sạch sẽ để phòng bệnh cho đàn ong”.

Để đảm bảo có sản lượng mật cao, chất lượng tốt, đàn ong khỏe mạnh, đòi hỏi người nuôi ong phải nắm bắt được các kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi.

Để đảm bảo có sản lượng mật cao, chất lượng tốt, đàn ong khỏe mạnh, đòi hỏi người nuôi ong phải nắm bắt được các kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi.

Vốn đầu tư ít, tận dụng được nguồn lợi từ thiên nhiên ban tặng, nhiều người dân xã Sơn Lâm (Hương Sơn) đang tập trung phát triển nghề nuôi ong tại địa phương. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, tổng đàn ong của xã Sơn Lâm tăng mạnh, từ 1.200 đàn lên gần 2.000 đàn. Nhờ thời tiết tương đối thuận lợi, dự kiến năm nay, sản lượng mật ong đạt khoảng 20.000 lít (gấp đôi năm 2023) với giá bán 230 - 250.000 đồng/lít, mang lại nguồn thu ổn định cho bà con nông dân.

Những năm qua, nhờ lợi thế về nguồn hoa dồi dào, phong phú từ các cánh rừng keo, tràm, cây ăn trái... tạo cơ hội để đàn ong ở vùng trà sơn Can Lộc phát triển, tập trung tại nhiều xã như: Thượng Lộc, Gia Hanh, Sơn Lộc, Mỹ Lộc... Cùng đó, các xã đã tổ chức đi tham quan mô hình nuôi ong nổi tiếng và mời các “chuyên gia” tại Vũ Quang, Hương Khê về trực tiếp “cầm tay, chỉ việc” thêm kỹ thuật nuôi ong để thu được mật có chất lượng tốt.

Huyện Can Lộc đang phát triển nuôi ong ở tập trung tại các xã Thượng Lộc, Gia Hanh, Sơn Lộc, Mỹ Lộc...

Huyện Can Lộc đang phát triển nuôi ong ở tập trung tại các xã Thượng Lộc, Gia Hanh, Sơn Lộc, Mỹ Lộc...

Ông Nguyễn Hải - Phó UBND xã Thượng Lộc cho hay: “Toàn xã hiện có trên 90 hộ nuôi hơn 770 đàn ong (tăng hơn 300 đàn so với năm 2019). Mật ong vùng này đang mở rộng thị trường tiêu thụ khắp cả nước, mang lại nguồn lợi kinh tế khá cao cho bà con. Chỉ tính riêng mật ong, doanh thu mỗi năm của xã đạt trên 1 tỷ đồng, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo nhờ nuôi ong".

Chú trọng xây dựng thương hiệu

Ngoài sản phẩm mật ong tự nhiên, để tích cực mở rộng thị trường, Tổ hợp tác (THT) nuôi ong cựu chiến binh xã Sơn Lâm (Hương Sơn) còn chế biến các sản phẩm kết hợp như mật ong ngâm nhung hươu, viên nghệ mật ong, bước đầu thu hút lượng lớn khách hàng trong và ngoài tỉnh. Ông Phan Đình Giáp - thành viên THT cho biết: “THT đang nỗ lực xây dựng thương hiệu "Mật ong Giáp Tạo" đạt chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao để sản phẩm có thể đứng vững trên thị trường”.

Các HTX, THT đã chú trọng đầu tư sản phẩm, thu hút lượng lớn khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Các HTX, THT đã chú trọng đầu tư sản phẩm, thu hút lượng lớn khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Những năm trở lại đây, tổng đàn ong tại huyện Hương Sơn không ngừng tăng lên. Đến nay, toàn huyện có gần 4.600 hộ nuôi ong với trên 21.500 đàn ong lấy mật. Nghề nuôi ong đã mang về nguồn thu cho người dân Hương Sơn nhiều chục tỷ đồng/năm. Đặc biệt, một số đơn vị đã thiết lập được các hệ thống bán hàng sử dụng các kênh thương mại điện tử như: Sendo, Shopee hoặc tự bán hàng online qua trang web, fanpage, bán hàng tại các điểm giới thiệu sản phẩm OCOP Hà Tĩnh…

Để nghề nuôi ong phát triển theo "chiều sâu", huyện đang chú trọng để các THT, HTX, các hộ nuôi ong liên kết với nhau theo chuỗi giá trị, nhất là khâu tiêu thụ mật ong, bảo đảm chất lượng đồng đều và an toàn vệ sinh; chú trọng quản lý, kiểm soát khâu đóng gói, bao bì của sản phẩm.

Những ngày này, các thành viên của Hợp tác xã (HTX) Nuôi ong Ân Phú (xã Ân Phú, Vũ Quang) bận rộn với công việc khai thác và chế biến mật ong. Ông Đậu Khắc Mạnh - Giám đốc HTX Nuôi ong Ân Phú chia sẻ: “Nhằm tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, thực hiện việc chế biến sâu, cuối năm 2023, thành viên của HTX Nuôi ong Ân Phú tiếp tục phát triển sản phẩm mật ong ngâm hoa đu đủ đực Mạnh Hùng đạt OCOP 3 sao. Sản phẩm này có nhiều tác dụng hỗ trợ sức khỏe con người, được thị trường đón nhận tích cực, nhiều tiềm năng để đẩy mạnh phát triển trong thời gian tới”,

Sản phẩm mật ong ngâm hoa đu đủ đực Mạnh Hùng của HTX Nuôi ong Ân Phú đạt OCOP 3 sao

Sản phẩm mật ong ngâm hoa đu đủ đực Mạnh Hùng của HTX Nuôi ong Ân Phú đạt OCOP 3 sao

Theo ông Võ Quốc Hội - Phó Trưởng phòng NN& PTNT huyện Vũ Quang, toàn huyện hiện có hơn 1.200 hộ nuôi với 11.000 đàn ong. Bình quân hằng năm, nghề nuôi ong đã mang về nguồn thu cho người dân Vũ Quang hàng chục tỷ đồng. Đồng hành cùng bà con trong việc nâng tầm sản phẩm, ngoài việc kết nối thị trường, địa phương đã hỗ trợ xây dựng thành công 3 sản phẩm mật ong đạt chuẩn OCOP 3 sao. Thời gian tới, ngoài việc tập trung phát triển chất lượng mật ong, huyện sẽ khuyến khích người dân, HTX, THT áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để chế biến sâu các sản phẩm từ mật ong, chủ động hơn trong tiêu thụ và kết nối thị trường.

Hà Tĩnh đã phát triển hơn 42.000 đàn ong mật.

Hà Tĩnh đã phát triển hơn 42.000 đàn ong mật.

Theo Sở NN&PTNT, toàn tỉnh đã phát triển được hơn 42.000 đàn ong mật, tập trung ở các huyện Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh, Can Lộc...; giá trị sản xuất kinh tế đạt trên 60 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, theo chia sẻ của nhiều hộ nuôi, THT, HTX, để nghề nuôi ong tiếp tục phát triển, cần có thêm những chính sách hỗ trợ phù hợp từ chính quyền các cấp về nâng cấp hệ thống máy móc, xây dựng kho xưởng, nhà chế biến; tăng cường chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật; tích cực quảng bá, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ sản phẩm mật ong ra các thị trường lớn như các siêu thị, trung tâm thương mại và xa hơn là hướng đến phục vụ hoạt động xuất khẩu.

Chủ đề Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Đọc thêm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.