Kỳ vọng vào sức bật của thị trường bán lẻ

(Baohatinh.vn) - Tháng cuối quý I của năm thường là thời điểm thấp điểm nhất trong năm của ngành bán lẻ. Tiểu thương Hà Tĩnh đang kỳ vọng “làn sóng” mua sắm sẽ sôi động trở lại thời gian tới.

Sức mua yếu, thị trường ảm đạm

Ghi nhận tại đình chợ TP Hà Tĩnh vào chiều 23/3, dù là cuối tuần nhưng các quầy hàng quần áo, phụ kiện, túi xách, giày dép khá thưa vắng khách. Theo các tiểu thương, mấy năm gần đây, khách vào chợ mua sắm ngày càng vắng vì kinh doanh online phát triển, hệ thống cửa hàng tiện ích “mọc lên” khắp nơi. Hơn nữa, sau thời gian nghỉ tết Nguyên đán, sức mua của khách hàng chững lại nên hoạt động kinh doanh càng thêm ế ẩm.

Khách vắng nên cuối ngày, bà Trần Thị Thu Hương thường đóng quầy nghỉ sớm.

Khách vắng nên cuối ngày, bà Trần Thị Thu Hương thường đóng quầy nghỉ sớm.

Bà Trần Thị Thu Hương – tiểu thương bán quần áo ở tầng 2 đình chợ TP Hà Tĩnh chia sẻ: “20 năm bán hàng ở chợ, tôi thấy mùa bán hàng chạy nhất là trước tết, thời điểm thời tiết chuyển mùa đông, mùa hè hoặc đợt học sinh vào năm học mới. Còn thời gian sau tết đến hết tháng 3 là đợt bán chậm nhất. Thời điểm này, chúng tôi cũng thường đóng quầy nghỉ sớm, có nhiều quầy mở cả ngày nhưng không có khách ghé mua”.

Tại các cửa hàng kinh doanh, siêu thị lớn, để tạo sức hút với khách hàng, kích cầu sức mua, các siêu thị thường xuyên chạy chương trình khuyến mãi, giảm giá, song sức mua thời điểm này cũng giảm 20 – 30% so với ngày thường.

20.jpg
Siêu thị Co.opmart Hà Tĩnh áp dụng nhiều khuyến mãi giảm giá để thúc đẩy tiêu dùng.

Anh Trần Đình Chung – phụ trách marketing, siêu thị Co.opmart Hà Tĩnh cho biết: “Hoạt động kinh doanh buôn bán đang khá trầm lắng, đây cũng là mùa thấp điểm mua sắm theo nhịp thị trường. Hiện nay sức mua tại siêu thị chỉ đạt khoảng 70 – 75% so với bình thường. Nhằm thúc đẩy tiêu dùng, siêu thị cũng liên tục có các chương trình ưu đãi hấp dẫn. Hiện nay chúng tôi đang triển khai chương trình sống xanh cùng Co.opmart, giảm giá đến 50% nhiều nhóm hàng hóa, tặng điểm thưởng cho khách hàng thành viên, săn voucher giảm giá…”.

Là người tiêu dùng, bà Nguyễn Thị Thái (phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh) cho hay: “Vì trong tết đã mua sắm nhiều nên những mặt hàng hóa mỹ phẩm gần như tôi chưa có nhu cầu mua sắm lại. Thực phẩm hằng ngày thì cũng chỉ mua đủ sử dụng, không có nhu cầu dự trữ. Sau tết Nguyên đán đến nay, tôi cũng chỉ mới đến siêu thị 1 lần”.

Sức bán chậm, hoạt động kinh doanh thời trang khá trầm lắng.

Sức bán chậm, hoạt động kinh doanh thời trang khá trầm lắng.

Theo ghi nhận, hoạt động kinh doanh nhiều nhóm hàng hóa khác như: điện máy, ô tô, vật dụng trang trí, đồ nội thất… cũng khá yên ắng từ đầu tháng 3 đến nay.

"Đón sóng" mùa du lịch, nghỉ lễ

Đang vào thời điểm giao mùa, các chủ thời trang bắt đầu lên kế hoạch lấy hàng hè, chuẩn bị "tung" ra thị trường khi thời tiết nắng lên. Bởi vậy, tháng 4 sẽ là tháng được kỳ vọng thị trường thời trang sẽ sôi động trở lại.

“Tâm lý của người tiêu dùng là khi nắng lên sẽ đi mua quần áo, phụ kiện nên “đón đầu” làn sóng mua sắm hè, chúng tôi sẽ cập nhật xu hướng thời trang hè 2024 để nhập về các mặt hàng với mẫu mã đa dạng, từ đồ công sở, đồ mặc nhà đến thời trang đi du lịch. Tôi dự đoán, thị trường thời trang sẽ bắt đầu sôi động từ khoảng giữa tháng 4, khi người dân chuẩn bị cho kỳ nghỉ 30/4, 1/5 tới” - chị Anh Thu – chủ shop thời trang trên đường Xuân Diệu (TP Hà Tĩnh) chia sẻ.

Dự kiến sức mua nhóm hàng hóa thiết bị làm mát sẽ tăng khi mùa hè đến.

Dự kiến sức mua nhóm hàng hóa thiết bị làm mát sẽ tăng khi mùa hè đến.

Với hàng tiêu dùng thiết yếu hay những mặt hàng có yếu tố mùa vụ khác, các đơn vị kinh doanh cũng nắm bắt nhu cầu của người dân, dự báo thị trường khi thời tiết vào hè để chủ động cho nguồn cung hàng hóa và tung các gói khuyến mãi kích cầu.

Theo anh Trần Hữu Việt – phụ trách bán hàng Trung tâm mua sắm Hồng Hà (đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh), phải khoảng gần 1 tháng nữa, thị trường mới “ấm” trở lại vì thời tiết chuyển sang mùa hè, nhu cầu về các sản phẩm như điều hòa, quạt mát, quạt điều hòa, tủ lạnh, tủ đông… sẽ tăng cao. Để phục vụ mùa mua sắm dịp hè, trung tâm sẽ lên kế hoạch kinh doanh, chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng các thiết bị dự kiến sức mua tăng và các chương trình khuyến mãi, nhất là trong những dịp cao điểm lễ.

Theo nhận định của các đơn vị kinh doanh, bước vào mùa hè, các mặt hàng dự kiến sẽ tăng cao khi có các yếu tố mùa vụ như: thiết bị làm mát, thời trang, dịch vụ lưu trú, nhà hàng, mua sắm dịp kỳ nghỉ dịp lễ 30/4, 1/5...

23.jpg
Ngành bán lẻ kỳ vọng sôi động khi thời tiết vào hè, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng.

Cùng với đó, các đơn vị kinh doanh lưu trú, nhà hàng cũng đã "rục rịch" nâng cấp, sửa sang cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị và bắt đầu nhận lịch đặt phòng. Cùng với các chính sách phát triển ngành du lịch của tỉnh cùng với lực hút đầu tư vào lĩnh vực này đang khá sôi động, dự kiến các đơn vị sẽ có một mùa kinh doanh thuận lợi trong năm nay. Qua đó, góp phần tăng doanh thu cho ngành bán lẻ, phát triển hoạt động thương mại – dịch vụ trên địa bàn.

Theo số liệu từ Sở Công thương, doanh thu bán lẻ trên địa bàn tháng 3 ước đạt khoảng 5.442 tỷ đồng, giảm gần 3% so với tháng 2/2024 và giảm 12,7% so với tháng 1/2024.

Trong đó, một số nhóm hàng doanh thu giảm so với tháng 2 như: lương thực thực phẩm giảm 4%; đồ dùng dụng cụ, thiết bị gia đình giảm hơn 10%; hàng may mặc giảm 1%; kim loại, đá quý giảm 9,5%. Những nhóm hàng doanh thu tăng gồm: vật phẩm văn hóa giáo dục; gỗ và vật liệu xây dựng; ô tô con; các phương tiện đi lại trừ ô tô con; xăng dầu các loại; nhiên liệu khác; hàng hóa khác; doanh thu từ dịch vụ sửa chữa ô tô, xe máy.

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Lúa hữu cơ thắng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Lúa hữu cơ thắng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Vụ xuân năm nay, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) giành thắng lợi trên diện tích 52,5ha lúa hữu cơ với sản lượng đạt trên 260 tấn, tổng giá trị đạt trên 3,5 tỷ đồng. Kết quả này tạo tiền đề để địa phương tiếp tục mở rộng diện tích.
Cao điểm chống hàng giả: Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm

Cao điểm chống hàng giả: Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu các lực lượng phối hợp chặt chẽ, tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt chú trọng các mặt hàng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Formosa Hà Tĩnh

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Formosa Hà Tĩnh

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải chủ trì buổi làm việc. Cùng dự có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các ban, sở, ngành, địa phương liên quan. Về phía Formosa Hà Tĩnh có ông Trần Tuấn Lương – Tổng Giám đốc cùng Ban lãnh đạo công ty.
Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Muốn có nguyên liệu phục vụ sản xuất, chủ sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh phải huy động nhân viên đến tận vườn hộ để thu hoạch nhưng nhiều thời điểm cũng không có nguyên liệu.
Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
Rầm rộ thi công dự án Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh

Rầm rộ thi công dự án Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh

UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các sở, ngành cấp tỉnh, chính quyền địa phương tích cực phối hợp với chủ đầu tư từng bước tháo gỡ khó khăn, có những giải pháp quyết liệt để chủ đầu tư đưa các hạng mục vào thi công.
Tài chính thị trường ngày 26/5: Nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng

Tài chính thị trường ngày 26/5: Nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh giao các bộ, ngành nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng, tách bạch quản lý nhà nước và kinh doanh để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 26/5 của Báo Hà Tĩnh.
"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.