Lập đơn vị quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản tại các bệnh viện tuyến huyện Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - BS Lê Ngọc Châu - Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh cho biết, tất các các bệnh viện tuyến huyện trong toàn tỉnh sẽ thành lập đơn vị quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và hen phế quản.

Cùng với đó, các bệnh viện sẽ lập danh sách tất cả bệnh nhân trên địa bàn để quản lý, theo dõi; thực hiện lưu đơn thuốc đối với tất cả các bệnh nhân điều trị COPD.

Lập đơn vị quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản tại các bệnh viện tuyến huyện Hà Tĩnh

Sở Y tế Hà Tĩnh họp triển khai thành lập đơn vị quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản tại các bệnh viện tuyến huyện.

Tại tuyến xã sẽ triển khai thí điểm quản lý, điều trị tại Trạm Y tế xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) và 4 trạm y tế điểm của huyện Hương Sơn là Quang Diệm (Sơn Diệm cũ), Sơn Kim I, thị trấn Phố Châu và Tây Sơn.

Để triển khai thực hiện, Sở Y tế giao Bệnh viện Phổi là cơ quan đầu mối để xây dựng kế hoạch, tham mưu và phối hợp hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật về phát hiện, chẩn đoán cho tuyến huyện và tuyến xã.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện đào tạo quản lý điều trị COPD cho cán bộ tuyến huyện, xã; đào tạo kỹ thuật viên đo chức năng hô hấp, trong đó ưu tiên các xã triển khai chương trình.

Lập đơn vị quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản tại các bệnh viện tuyến huyện Hà Tĩnh

Trạm Y tế xã Cẩm Thành là một trong 5 trạm y tế triển khai thí điểm quản lý, điều trị COPD và hen phế quản.

Sở Y tế cũng sẽ làm việc với Bảo hiểm Xã hội tỉnh về việc sử dụng thuốc trong điều trị COPD và xây dựng danh mục thuốc đấu thầu cho các cơ sở điều trị. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đẩy mạnh công tác phối hợp và triển khai các hoạt động truyền thông về COPD và hen phế quản để người dân chủ động dự phòng và điều trị.

Theo báo cáo của ngành Y tế Hà Tĩnh, tình hình mắc các bệnh COPD và hen phế quản ngày một tăng cao. Hiện trên địa bàn Hà Tĩnh có 4 đơn vị, gồm: Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa thành phố, Bệnh viện Đa khoa Hương Sơn triển khai dự phòng và quản lý bệnh nhân COPD, đã quản lý 1.239 bệnh nhân COPD và 395 bệnh nhân hen.

Lập đơn vị quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản tại các bệnh viện tuyến huyện Hà Tĩnh

Năm 2019, Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh quản lý điều trị hơn 352 bệnh nhân COPD và hen.

Tại Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh, năm 2019, đã quản lý điều trị hơn 352 bệnh nhân COPD và hen. Tính riêng 3 tháng đầu năm 2020, bệnh viện đã tiếp nhận khám và điều trị cho 234 lượt người. Đáng quan tâm là nhiều người bệnh đang trong độ tuổi lao động và có những người đến bệnh viện điều trị khi bệnh đã nặng.

Việc thành lập các đơn vị quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản tại các bệnh viện tuyến huyện và thí điểm tại tuyến xã sẽ góp phần khống chế tốc độ gia tăng, tiến tới làm giảm tỷ lệ người mắc bệnh tại cộng đồng, hạn chế tàn tật và tử vong sớm do COPD và hen phế quản nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của Nhân dân.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.