(Baohatinh.vn) - Cuối trưa nay (31/5), Ban Tổ chức lễ hội đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi đã hoàn tất lễ rước kiệu, linh vị và đồ tế khí từ các đền vọng thuộc 2 huyện Thạch Hà, Lộc Hà (Hà Tĩnh) về đền chính để cử hành lễ tế.
2 huyện Thạch Hà và Lộc Hà phối hợp tổ chức lễ giỗ lần thứ 576 năm ngày mất của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi nhằm tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn công lao to lớn của ông; góp phần duy trì và phát triển truyền thống địa phương, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa.
Lê Khôi quê ở làng Lam Sơn (nay thuộc xã Xuân Lam), huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Ông gọi Lê Lợi là chú ruột, làm quan trải qua 3 đời vua nhà Lê, có công giúp triều đình dẹp giặc ngoại xâm.
Năm 1443, ông được phái vào làm Tổng trấn Hoan Châu. Năm 1446, phụng mệnh nhà vua, cầm quân đi đánh Chiêm Thành, trên đường trở về, ông bị bệnh nặng và mất vào ngày 3/5 âm lịch. Quân sỹ chọn vùng đất linh thiêng mai táng ông tại chân núi Nam Giới, làng Dương Luật, nay là xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà.
Năm 1487, ông được vua Lê Thánh Tông tặng phong “Chiêu Trưng Đại vương”. Để tưởng nhớ công lao của vị tướng này, lễ hội Đền Chiêu Trưng được tổ chức vào ngày mùng 1 – 3/5 âm lịch hàng năm.
Các xã: Thạch Hải, Đỉnh Bàn, Thạch Trị (Thạch Hà) và Mai Phụ, Thạch Kim (Lộc Hà) tổ chức lễ rước kiệu, linh vị và đồ tế khí từ các đền vọng về đền thờ chính.
Bà con Nhân dân xã Thạch Kim rước lễ vật về đền thờ chính.
Quang cảnh lễ rước bằng đường bộ ven sông Cửa Sót.
Lễ hội Đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi 2022 gồm 2 phần: Lễ rước kiệu từ các đền vọng về đền chính; cử hành lễ tế, lễ giỗ tại đền chính.
Lễ rước đã được người dân bản địa lưu giữ hàng trăm năm nay.
Đoàn rước rước hoa, vật phẩm...
... cùng lễ vật từ các đền vọng lên đền thờ chính.
.
.
Lễ rước được cử hành tôn kính, trang nghiêm.
Đông đảo Nhân dân 2 huyện Thạch Hà, Lộc Hà cùng du khách gần xa về tham dự...
... và thành kính thắp hương tưởng nhớ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi
Chiều nay (31/5), chương trình lễ giỗ tiếp tục diễn ra với lễ tế theo nghi lễ nhà nước. Tham dự lễ hội đền Lê Khôi năm 2022, ngoài các địa phương trong tỉnh còn có khách mời là đại diện các tỉnh lân cận và ban lễ nghi các đền thờ Lê Khôi ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, thành phố Hà Nội.
Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Với 12 tham luận trình bày tại buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đền Chợ Củi (xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Tại Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, vở thanh xướng kịch “Linh thiêng Đồng Lộc” do Nhà hát NTTT Hà Tĩnh dàn dựng, đã tạo ra sức lan tỏa lớn đến khán giả cả nước.
Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
Ông Võ Thanh Bang (SN 1960) - giáo dân ở Giáo họ Yên Hòa (xã Sơn Giang, Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã "truyền lửa" để bà con phát huy tinh thần "kính Chúa, yêu nước", sống tốt đời đẹp đạo, đoàn kết xây dựng nông thôn mới.
Với người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh), cánh diều Hải Thượng và thú chơi diều sáo của Đại danh y Lê Hữu Trác là một nét đẹp văn hóa đã đi sâu vào tâm thức từ bao đời.
Những tư liệu, hiện vật đang được trưng bày tại Khu tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng ở xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang kể câu chuyện về cuộc đời cách mạng sáng ngời của người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên.
Dưới sự chèo lái của Chủ tịch Hội LHPN Trần Thị Lệ Thủy, từ năm 2020 đến nay, Hội LHPN xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn - Hà Tĩnh) liên tục được các cấp vinh danh.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
Thầy Tống Trần Đức (Trường THTP Cao Thắng, Hương Sơn, Hà Tĩnh) không chỉ tận tâm với sự nghiệp giáo dục mà còn năng nổ các hoạt động xã hội, là người truyền lửa cho các em học sinh.
Trong lịch sử Việt Nam, Lê mạt là một thời kỳ đầy rối ren, phức tạp. Tuy nhiên, thời kỳ này lại sinh ra rất nhiều anh hùng hào kiệt, nhiều văn tài, nhiều nhà khoa học xuất sắc, trong đó có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
“Ngày hội nông dân” tại đình Hội Thống (xã Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao giàu tính dân gian đã mang lại tiếng cười sảng khoái cho người già và trẻ nhỏ.
Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Tiểu phẩm “Tìm lại lời ru” của đội thi Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh là mô hình tuyên truyền, vận động hiệu quả của lực lượng nhằm giúp đồng bào dân tộc Chứt, xã Hương Liên, huyện Hương Khê xóa bỏ các hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Trong số 11 vị đại quan đứng đầu kinh thành Thăng Long thời nhà Lê (thế kỷ XV-XVIII), Hà Tĩnh vinh dự có 3 người. Những đóng góp của họ đã được sử sách ghi nhận; là tấm gương tiêu biểu của lịch sử đất nước, tinh hoa của quê hương núi Hồng, sông La.
Tiểu phẩm “Hãy bảo vệ nguồn lợi thủy sản quê hương” của đội thi huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) được chuyển thể từ mô hình dân vận khéo “Phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định; tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển”.
Sở hữu giọng hát ngọt ngào, sâu lắng nhưng cũng đầy nội lực cùng ngoại hình xinh đẹp, nữ ca sĩ GenZ Hoàng Thu Hà (quê Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã xuất sắc vượt qua các vòng thi của Sao Mai xứ Nghệ 2024 để đoạt giải quán quân một cách đầy thuyết phục.
Trong suốt 7 năm, hành trình gắn bó với con chữ của Lê Xuân Thịnh Hưng (lớp 10A6, Trường THPT Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn có sự đồng hành của 2 bạn Đức Công và Nhật Hào.
Tiểu phẩm “Con đường chung ý nguyện” của đội thi huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) dựa trên sự việc có thật về công tác dân vận khéo để thực hiện thành công việc di dời các khu lăng mộ, nhà thờ, họ tộc… nhằm giải phóng mặt bằng hiệu quả trên địa bàn huyện thời gian qua.
Tiểu phẩm “Hương rừng” của đội thi huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) dựa trên câu chuyện có thật, phản ánh chân thực công tác vận động người dân xây dựng điểm du lịch cộng động ở thôn Phú Lâm, xã Phú Gia.
Những làn điệu ví, giặm ngọt ngào đang ngày ngày được lan tỏa nhờ các tài năng nhí ở Hà Tĩnh. Giọng hát của các em góp phần gìn giữ, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương.
Không chỉ có lối sống mẫu mực, giáo dục con cháu sống hiếu thuận, nhiều người cao tuổi ở Hà Tĩnh còn đi đầu, bước trước, thể hiện vai trò nêu gương sáng trong cộng đồng.
Đón hơn 5 triệu lượt khách tham quan trong 9 tháng năm 2024 (tăng hơn 2,2 triệu lượt so với cùng kỳ năm 2023), ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh tiếp tục nỗ lực để đạt những kết quả cao hơn ở những tháng cuối năm.
Hà Tĩnh là vùng đất cổ, có bề dày về truyền thống lịch sử, văn hóa, chính trị... nhưng đến nay vẫn chưa có công trình địa chí tổng quan về văn hóa, con người núi Hồng, sông La.
Mang trên mình màu áo của người chiến sĩ Công an nhân dân, Thượng úy Hà Huy Lĩnh - Phó Bí thư Chi đoàn Công an huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) luôn nỗ lực cống hiến vì cộng đồng.
Một trong những giá trị nghệ thuật độc đáo của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là không gian, hình thức diễn xướng mang đậm chất “thổ sản”, bản sắc văn hóa, con người quê hương núi Hồng, sông La.
Xã Điền Mỹ (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã có những biện pháp tuyên truyền, ngăn chặn nạn đánh bắt, tận diệt chim trời. Thế nên, chim kéo về trú ngụ càng đông, vây trắng cả một vùng quê.
Những thành tựu trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh không chỉ mang lại sự no ấm về vật chất mà còn nâng đời sống văn hóa của người dân núi Hồng, sông La lên một tầm cao mới.
Tin nhạc sĩ Lê Hàm - tác giả của nhiều bài hát nổi tiếng về xứ Nghệ bằng âm hưởng dân ca ví, giặm đã qua đời vào tối 18/9 tại TP Vinh (Nghệ An) khiến nhiều bạn bè văn nghệ sĩ Hà Tĩnh hết sức hẫng hụt, tiếc thương.