Lòng hiếu thảo, sự sẻ chia trong một gia đình hạnh phúc ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Bằng lòng hiếu thảo và sự quan tâm chia sẻ, gia đình ông bà Uông Thị Minh - Nguyễn Viết Hợi ở thôn Trường Thanh, xã Đan Trường (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã xây dựng mái ấm hạnh phúc khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Lòng hiếu thảo, sự sẻ chia trong một gia đình hạnh phúc ở Hà Tĩnh

Vợ chồng ông bà Uông Thị Minh - Nguyễn Viết Hợi vui chơi cùng cháu nội trong vườn nhà.

Đến bây giờ, khi bố mẹ nội, ngoại của bà Uông Thị Minh và ông Nguyễn Viết Hợi đã khuất núi, người dân ở thôn Trường Thanh (xã Đan Trường, Nghi Xuân) vẫn còn nhắc đến lòng hiếu thảo của ông bà.

Chị Trần Thị Hà, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Trường Thanh cho biết: “Những việc làm của bà Minh dành cho bố mẹ chồng và bố mẹ đẻ khiến ai cũng nể phục, mến yêu”.

Bà Uông Thị Minh (sinh năm 1962) và ông Nguyễn Viết Hợi (sinh năm 1960) kết hôn năm 1983, có 2 đứa con, một trai và một gái. Tuy gia đình 2 bên nội, ngoại đều đông anh em nhưng hầu hết đều thoát ly lập nghiệp xa quê; bản thân ông Hợi cũng công tác trong ngành hàng hải, nay đây mai đó trong suốt 30 năm nên việc quán xuyến gia đình đều trên tay bà Minh.

Lòng hiếu thảo, sự sẻ chia trong một gia đình hạnh phúc ở Hà Tĩnh

Bà Uông Thị Minh được người dân thôn Trường Thanh nhắc đến là tấm gương về lòng hiếu thảo.

Đặc biệt, suốt quãng thời gian từ năm 2000 đến 2015 khi bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng đều đau yếu rồi qua đời, bà Minh như “con thoi” tất bật qua lại hai bên để làm tròn đạo hiếu.

Nhiều người ở thôn Trường Thanh bây giờ vẫn còn nhắc nhiều câu chuyện xúc động về tình “mẹ chồng, nàng dâu” của bà Minh. Những ngày ốm nằm liệt giường, dù con gái, con trai đều về cạnh nhưng từ ăn uống đến vệ sinh cá nhân, bà chỉ cho phép mỗi bà Minh chăm sóc...

Lòng hiếu thảo, sự sẻ chia trong một gia đình hạnh phúc ở Hà Tĩnh

Chị Trần Thị Huyền (bên phải, con dâu bà Minh) cảm thấy may mắn và hạnh phúc khi được bố mẹ chồng thấu hiểu và chia sẻ.

Bà Uông Thị Minh chia sẻ: “Suốt hơn 30 năm làm dâu, tôi được bố mẹ chồng xem như con gái trong nhà thường xuyên dạy bảo, hỗ trợ tinh thần và động viên để vừa chu toàn việc gia đình, vừa làm tốt công tác xã hội. Giờ đây, bố mẹ đã khuất núi nhưng tôi vẫn ghi nhớ những lời dạy của ông bà để ứng xử với con dâu và các mối quan hệ trong cuộc sống".

Năm 2015, ông Nguyễn Viết Hợi về hưu, vợ chồng bà Minh mới thực sự đoàn tụ. Phát huy truyền thống gia đình, bà Minh, ông Hợi tiếp tục xây dựng hạnh phúc cho tổ ấm của mình và cống hiến cho xã hội. Hiện, con trai lớn của ông bà là anh Nguyễn Viết Thông đã xây dựng gia đình, hai vợ chồng đều là cán bộ nhà nước công tác tại huyện Nghi Xuân. Con gái của bà Minh, ông Hợi là chị Nguyễn Thị Thu Thủy, hiện là cán bộ tại Viện nghiên cứu Bộ Tư pháp (Hà Nội).

Trong suốt nhiều năm qua, gia đình bà Minh, ông Hợi được biết đến là một trong những gia đình tiêu biểu ở thôn Trường Thanh về công tác thiện nguyện hỗ trợ nhiều hoàn cảnh khó khăn; đóng góp chung tay xây dựng nông thôn mới...

Chị Trần Thị Huyền, con dâu bà Minh chia sẻ: “Tôi cảm thấy may mắn và hạnh phúc khi được làm con dâu trong một gia đình có truyền thống. Bố mẹ chồng luôn mẫu mực và thấu hiểu, chia sẻ với con dâu. Ngoài ra, sự quan tâm của bố mẹ dành cho bà con lối xóm cũng là cách sống chúng tôi ngưỡng mộ và học tập”.

Lòng hiếu thảo, sự sẻ chia trong một gia đình hạnh phúc ở Hà Tĩnh

Bên cạnh đảm việc nhà, bà Uông Thị Minh còn là một cán bộ thôn có nhiều cống hiến

Bên cạnh chăm lo xây dựng gia đình hạnh phúc, hàng chục năm qua, bà Uông Thị Minh còn được biết đến trong vai trò một cán bộ thôn có nhiều cống hiến.

Tham gia công tác xã hội từ năm 1997, bà trải qua nhiều vai trò như: Chủ nhiệm CLB kế hoạch hóa gia đình, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn... Từ năm 2007 đến nay, bà là Trưởng thôn Trường Thanh (xã Đan Trường).

Quá trình làm việc, bà Uông Thị Minh giành được nhiều thành tích là giấy khen, bằng khen của các cấp. Trong đó, bà được UBND tỉnh tặng bằng khen về điển hình trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", giai đoạn 2011-2013.

Nhiều năm liền, gia đình bà Uông Thị Minh và ông Nguyễn Viết Hợi được chứng nhận là gia đình văn hóa tiêu biểu các cấp. Năm 2020, gia đình ông bà được Bộ VH-TT&DL tặng bằng khen về thành tích 20 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, giai đoạn 2000 - 2020.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.