Mỗi xóm làng, tổ dân phố ở Hà Tĩnh là một “pháo đài” chống dịch

(Baohatinh.vn) - “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi thôn, bản, xóm làng, tổ dân phố là một pháo đài trên mặt trận chống dịch Covid-19”- lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đang được Hà Tĩnh triển khai hiệu quả trong giai đoạn 2 chống dịch.

Ngành y tế tái vận hành các tổ “xung kích phòng dịch”

Từ vùng dịch trở về nhà, ngày 4/8, bà Nguyễn Thị Ngùy, tổ dân phố Tân Phú (thị trấn Thiên Cầm, Cẩm Xuyên) được cán bộ tổ, nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe, lấy thông tin khai báo, hướng dẫn cách ly tại nhà theo quy định.

Mỗi xóm làng, tổ dân phố ở Hà Tĩnh là một “pháo đài” chống dịch

Cán bộ tổ dân phố, cán bộ y tế lấy thông tin khai báo y tế từ bà Nguyễn Thị Ngùy, tổ dân phố Tân Phú, thị trấn Thiên Cầm.

Được biết, từ cuối tháng 7 đến nay, thị trấn Thiên Cầm có 31 người thực hiện cách ly tại nhà. Ngoài ra, 20 người trở về từ các địa phương khác cũng được khai báo y tế.

Hàng ngày, nhiệm vụ của nhân viên y tế là kiểm tra thân nhiệt, nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Không chỉ vậy, trạm y tế cũng phát tặng mỗi người đang cách ly (tại nhà) một nhiệt kế thủy ngân để tự đo thân nhiệt.

Mỗi xóm làng, tổ dân phố ở Hà Tĩnh là một “pháo đài” chống dịch

Tất cả các thông tin y tế của các trường hợp đi từ vùng dịch về đang cách ly tại nhà được Trạm trưởng trạm y tế Thị trấn Thiên Cầm tổng hợp, theo dõi sát sao.

Trạm trưởng Trạm y tế thị trấn Thiên Cầm Nguyễn Văn Vinh cho biết: “Ngay khi dịch Covid-19 tái phát tại Đà Nẵng, tổ phụ trách giám sát phòng chống dịch tại 7/7 tổ dân phố lập tức được kiện toàn. Theo phân công, mỗi tổ đều có cán bộ, lãnh đạo thị trấn, tổ dân phố và cán bộ y tế”.

Mỗi xóm làng, tổ dân phố ở Hà Tĩnh là một “pháo đài” chống dịch

Mỗi người dân từ trẻ nhỏ đến người lớn đều được các cán bộ y tế ân cần hướng dẫn biện pháp phòng dịch.

Tương tự, tại huyện Vũ Quang, các tổ xung kích phòng dịch cũng đang được vận hành ở tất cả các thôn, tổ dân phố.

Những ngày này, chị Trần Thị Nữ - y tá thôn 1, xã Ân Phú đều bắt đầu ngày mới bằng cuốn sổ và cây bút đi đến từng nhà đang có người cách ly y tế để kiểm tra thông tin.

Mỗi xóm làng, tổ dân phố ở Hà Tĩnh là một “pháo đài” chống dịch

Chị Trần Thị Nữ - y tá thôn 1, xã Ân Phú (trong cùng bên trái) bắt đầu ngày mới với việc đến từng nhà dân rà soát thông tin y tế.

Chị Nữ cho biết: “Mình là người có chuyên môn y tế, hơn nữa lại được cán bộ trạm y tế tập huấn các nội dung phòng dịch vì vậy hơn lúc nào hết đây là lúc mình phải phát huy vai trò để cùng với cán bộ thôn và người dân đẩy lùi Covid-19”.

Hiện nay, tại Vũ Quang có 3 người đang cách ly tập trung tại trạm y tế thị trấn và 342 người đang thực hiện cách ly tại nhà. Sức khỏe các trường hợp này đều được tổ xung kích phòng dịch kịp thời báo cáo 2 lần/ngày lên cơ quan cấp trên.

Mỗi xóm làng, tổ dân phố ở Hà Tĩnh là một “pháo đài” chống dịch

Với ý nghĩa xung kích phòng dịch, cán bộ y tế các thôn, tổ dân phố ở 216 xã, phường, thị trấn đang nỗ lực cùng địa phương chống dịch.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, mỗi địa phương một cách gọi nhưng với ý nghĩa xung kích phòng dịch, hầu hết ở các thôn, tổ dân phố ở 216 xã, phường, thị trấn đều đã đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người trở về từ vùng dịch để ngành y có các giải pháp sàng lọc, cách ly phù hợp.

“Pháo đài” ngăn dịch

Góp sức cùng ngành y trong cuộc chiến chống giặc - dịch, vai trò giám sát cộng đồng của các hội, đoàn thể, ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố cũng đang được phát huy tối đa. Họ thực sự là những chiến binh quả cảm góp phần xây dựng nên “pháo đài” kiên cố chống lại Covid-19.

Mỗi xóm làng, tổ dân phố ở Hà Tĩnh là một “pháo đài” chống dịch

“Hiện, 100% hộ gia đình có người cách ly đã dán thông báo theo quy định nhằm bảo vệ an toàn cho sức khỏe bản thân và cộng động”, thôn trưởng thôn Đan Trung (Thạch Long, Thạch Hà) Nguyễn Viết Bình cho biết.

Nhiều ngày nay, Trưởng thôn Đan Trung, xã Thạch Long (Thạch Hà) Nguyễn Viết Bình cùng các cán bộ thôn miệt mài với nhiệm vụ tuyên truyền, vận động phòng chống dịch.

Đặc biệt, trong trường hợp tại thôn có việc hiếu hỷ, ông Bình cùng các thành viên đã đến các gia đình để nắm bắt tình hình, lập danh sách, ghi tên, địa chỉ, điện thoại người đến từ địa phương khác đề phòng trường hợp xảy ra lây lan và thuận tiện theo dõi.

Mỗi xóm làng, tổ dân phố ở Hà Tĩnh là một “pháo đài” chống dịch

Trong thời gian cách ly tại nhà, bà Đặng Thị Xuân (thôn Đan Trung) luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng dịch.

Bà Đặng Thị Xuân, người dân thôn Đan Trung chia sẻ: “Hoạt động kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định phòng chống dịch của các cán bộ thôn khiến chúng tôi vô cùng yên tâm”.

Tại xã Xuân Giang (Nghi Xuân) có 80 trường hợp từ vùng dịch trở về và hiện còn 30 người đang tự cách ly tại nhà.

Chủ tịch UBND xã Xuân Giang Trần Anh Tuấn cho hay: “Chúng tôi đã thành lập các tổ công tác để cùng với lực lượng ban cán sự thôn hằng ngày theo dõi, giám sát, nhắc nhở người dân tuân thủ nghiêm quy trình cách ly theo quy định. Rút kinh nghiệm từ đợt trước, hoạt động của các ban cán sự thôn đang ngày càng phát huy hiệu quả và trở thành lực lượng nòng cốt trong giám sát cộng đồng”.

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, các trường hợp cách ly tại nhà tại Xuân Giang đang thực hiện nghiêm túc theo quy định phòng dịch. Mỗi người dân đã thực sự là một chiến sĩ chống dịch, chủ động giám sát và báo ngay cho thôn trưởng, bí thư chi bộ khi phát hiện trường hợp trở về từ vùng dịch mà chưa khai báo. Đặc biệt, bà con sẽ phối hợp với chính quyền để giám sát việc cách ly tại nhà của những người có quyết định cách ly.

Mỗi xóm làng, tổ dân phố ở Hà Tĩnh là một “pháo đài” chống dịch

Chủ tịch UBND xã Xuân Giang Trần Anh Tuấn và Trưởng thôn Hồng Nhất Đậu Xuân Quế nhắc nhở các bậc phụ huynh quan tâm đeo khẩu trang cho các em nhỏ nơi công cộng.

Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực của cả hệ thống thì hiện nay vẫn còn có trường hợp đi từ vùng dịch về không kịp thời khai báo y tế, hay thực hiện không nghiêm quy định cách ly y tế tại nhà.

Bởi vậy, các lực lượng chức năng, đặc biệt ngay từ mỗi thôn, tổ dân phố cần giám sát, kiểm tra chặt chẽ hơn nữa việc thực hiện các quy định phòng dịch của người dân. Hơn ai hết, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, thực sự là một “chiến sỹ” kiên trung cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.