(Baohatinh.vn) - Nếu không chuyển đổi số thì các chủ thể có sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh khó có cơ hội để trở thành các doanh nghiệp lớn, bắt kịp xu hướng phát triển của Chương trình OCOP cũng như của thời đại.
Sáng 25/5, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số cho các chủ thể có sản phẩm OCOP 3 sao trở lên.
Lãnh đạo Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh và các giảng viên trên lĩnh vực công nghệ, thương mại truyền đạt cho các chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP nắm bắt các kiến thức, quy trình về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số.
Sau 4 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Hà Tĩnh đã có 249 sản phẩm của 193 chủ thể được công nhận đạt chuẩn OCOP, trong đó có 14 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao, 235 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao.
Mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cực nhưng chương trình vẫn còn một số tồn tại, khó khăn, nhất là trong thời gian dịch bệnh COVID-19 bùng phát, tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề, gây khó khăn cho việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Điều này đặt ra bài toán, Hà Tĩnh cần đưa các sản phẩm OCOP tiếp cận với các nền thương mại điện tử để mở rộng kênh phân phối, tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng; đồng thời việc áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất, chế biến, quảng bá sản phẩm… Theo đó, chuyển đổi số được xem là xu hướng tất yếu của thời đại trong giai đoạn hiện nay.
Các chủ thể có sản phẩm OCOP 3 sao trở lên tham gia lớp tập huấn
Tron 1 buổi, các giảng viên trên lĩnh vực công nghệ, thương mại (do Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh bố trí) đã truyền đạt cho các chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên nắm bắt các kiến thức, quy trình về chuyển đổi số, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong xu hướng hội nhập của thị trường, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh, tiếp cận thị trường...
Buổi tập huấn không chỉ cung cấp cho các chủ thể về những kiến thức, thông tin mới về chuyển đổi số, thị trường mà còn tạo không gian để các chủ thể sản xuất trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Quan trọng hơn là giúp các chủ thể OCOP có cơ hội để trở thành các doanh nghiệp lớn, bắt kịp xu hướng phát triển của Chương trình OCOP cũng như của thời đại.
Công ty Quế Lâm và các xã, phường ở Hà Tĩnh sẽ tiếp tục đồng hành phát triển mô hình nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị, đưa nông nghiệp Hà Tĩnh phát triển bền vững.
Sau hơn 10 ngày ra quân, đến thời điểm này, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 trên địa bàn Hà Tĩnh đã thu được kết quả tích cực, đáp ứng yêu cầu, tiến độ đề ra.
3 năm nay, bờ sông Ngàn Sâu đoạn qua địa bàn thôn 2 Văn Giang, xã Mai Hoa, tỉnh Hà Tĩnh bị sạt lở nghiêm trọng, làm đảo lộn cuộc sống và sản xuất thường ngày của người dân.
Lần đầu tiên xuất hiện tại Hà Tĩnh, châu chấu tre lưng vàng đang gây hại nặng trên nhiều loại cây trồng. Ngành chuyên môn cảnh báo nguy cơ lan rộng và đề nghị các địa phương tập trung khoanh vùng, xử lý sớm.
Hành tăm rớt giá từ 16 - 20 nghìn/kg lại vắng bóng thương lái khiến bà con nông dân ở các xã: Tiên Điền, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đứng ngồi không yên, lo lắng một vụ mùa thất bát.
Hà Tĩnh đã trồng được hơn 1.200 ha cây thiên niên kiện, tập trung tại các xã Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Hồng, Sơn Tây. Trong đó, Sơn Kim 1 trồng nhiều nhất với gần 600 ha.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo lực lượng kiểm lâm tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương xã Thạch Khê kiểm tra, xác minh, làm rõ vụ việc Báo Hà Tĩnh nêu.
Thời điểm này, xã Mai Hoa (tỉnh Hà Tĩnh) đang vào chính vụ thu hoạch chanh. Với năng suất cao, giá bán ổn định, đây là cây trồng chủ lực đem về nguồn thu nhập khá cho người dân.
Việc ghi nhật ký khai thác thủy sản điện tử mang lại nhiều lợi ích, góp phần gỡ "thẻ vàng" IUU của Ủy ban Châu Âu, thế nhưng, nhiều ngư dân Hà Tĩnh chưa mặn mà.
Mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc ở xã Thiên Cầm do ông Hồ Phi Thủy - Giám đốc Công ty TNHH MTV ngọc trai Ngọc Hiền Phú Quốc đầu tư nhằm giúp quê hương phát triển ngành nghề mới.
Các địa phương ở Hà Tĩnh cần bổ sung quỹ đất dự phòng, thực hiện tiêu hủy an toàn nhằm ngăn ngừa phát tán dịch tả lợn châu Phi, từ đó góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng.
Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Sau thành công của mô hình trồng táo Đài Loan ở một số địa phương Hà Tĩnh, cây táo đại Đài Loan đã được đưa về trồng tại xã Cẩm Lạc, bước đầu cây sinh trưởng tốt.
Mô hình chăn nuôi hươu của HTX Sản xuất, thương mại dịch vụ, du lịch Xuyên Sơn (Hà Tĩnh) là một điển hình cho sự mạnh dạn, dám nghĩ dám làm và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Hà Tĩnh triển khai cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 với tinh thần quyết tâm và nỗ lực cao nhất, nhằm góp phần xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển trong giai đoạn tới.
Những ngày qua, bà con ngư dân xã Tiên Điền (Hà Tĩnh) tích cực bám biển khai thác ruốc biển, mỗi thuyền trở về cho thu nhập bình quân 4 triệu đồng/ngày.
Dễ nuôi, dễ chăm sóc lại cho hiệu quả kinh tế cao, mô hình nuôi cá chim vây vàng đang được nhiều người dân Hà Tĩnh triển khai ở những vùng nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Hà Tĩnh ghi nhận các đối tượng sâu bệnh nguy hiểm như rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ phát sinh với mật độ cao, nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất nếu không được kiểm soát kịp thời.
Từ 1/7 đến hết ngày 30/7, trên phạm vi cả nước sẽ diễn ra cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Tại Hà Tĩnh, đến nay công tác chuẩn bị đã được các đơn vị, địa phương hoàn tất.
Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Không chấp hành bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, một hộ dân ở thôn Ninh Xá, xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bị lực lượng chức năng cưỡng chế thu hồi đất.
Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đề xuất công nhận 39 sản phẩm đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025.
Hành vi vứt lợn chết ra môi trường là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) lan rộng ra 8/12 địa phương trên toàn tỉnh như hiện nay.
Trên vùng đất cát có khí hậu khắc nghiệt ven biển Hà Tĩnh, Công ty TNHH Trí Đức Hà Tĩnh đã trồng thành công mô hình hoa lan hồ điệp quy mô lớn nhờ đầu tư và ứng dụng công nghệ hiện đại.