“Nếp nhà” trong ly rượu chúc Tết ngày xuân ở một gia đình truyền thống Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Ngày Tết sum họp gia đình, nâng ly chúc phúc là nét đẹp trong truyền thống của người Việt. Trong chén rượu đầu xuân năm mới, ở nhiều gia đình Hà Tĩnh, “nếp nhà” luôn được gìn giữ và trao truyền…

“Nếp nhà” trong ly rượu chúc Tết ngày xuân ở một gia đình truyền thống Hà Tĩnh

Ngày tết sum họp gia đình là nét đẹp truyền thống của người Việt. Ảnh: Internet

Gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng chủ nhật vừa rồi, các con của cụ Trần Xuân Lợi và Võ Thị Thiên ở thôn 3, xã Xuân Lam (Nghi Xuân) đã tổ chức họp gia đình để bàn chuyện gặp mặt đầu xuân. Năm nay, con cháu cụ Lợi sẽ tổ chức đại tiệc mừng thọ tròn 90 tuổi cho ông bà.

Cụ Trần Xuân Lợi cho biết: “Không chỉ tết này mà những tết trước, gia đình tôi vẫn luôn tổ chức bữa cơm đoàn viên, gặp mặt gia đình. Đó là dịp con cháu chúc tết cha mẹ, ông bà, còn chúng tôi thì mừng tuổi cho các cháu và dặn dò các con về những điều hay lẽ phải trong cuộc sống”.

“Nếp nhà” trong ly rượu chúc Tết ngày xuân ở một gia đình truyền thống Hà Tĩnh

“Trong những bữa cơm đoàn viên gia đình dịp tết, cụ Lợi luôn dặn dò con cháu phải luôn chừng mực, trọng lời chúc hơn chén rượu để giữ không khí ấm cúng hòa thuận gia đình”. Ảnh: Vợ chồng cụ Trần Xuân Lợi , 90 tuổi (Xuân Lam, Nghi Xuân).

Gia đình cụ Lợi có 6 người con, hiện các cụ đã có 12 cháu và 3 chắt. Các con đều thành đạt và có nghề nghiệp ổn định. Tuy có người công tác ở TP Hồ Chí Minh, người làm việc ở TX Kỳ Anh… nhưng cứ dịp lễ, tết, mọi người lại tranh thủ, sắp xếp thời gian để về sum họp. Đặc biệt, dịp tết cổ truyền năm nào họ cũng dành một ngày để bố mẹ, con cháu, anh em… cùng ngồi lại với nhau ăn bữa cơm gia đình đoàn viên và nâng ly chúc mừng năm mới.

Ở những bữa tiệc này, với họ, tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng và chén rượu ngày xuân như là phương tiện để bày tỏ lòng mình. Vì thế, không khí gia đình luôn đầm ấm, vui vẻ, không lúc nào “quá chén”.

“Nếp nhà” trong ly rượu chúc Tết ngày xuân ở một gia đình truyền thống Hà Tĩnh

Nhờ lối sống mẫu mực, các con cháu cụ Lợi đều hiếu thảo nghe lời ông bà, cha mẹ. Ảnh: Cụ Lợi và Anh Phan Khắc Tú (con rể cụ).

Anh Phan Khắc Tú (46 tuổi) - con rể cụ Lợi, hiện là giáo viên Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh cho biết: “Dù đi ra xã hội, gặp gỡ bạn bè, đối tác… có lúc chúng tôi có thể uống hơi nhiều nhưng trong những bữa tiệc đoàn viên, không chỉ bố mẹ tôi luôn nhắc nhở mà bản thân anh chị em trong gia đình cũng tự ý thức được việc nâng ly là thể hiện tình cảm qua lời chúc phúc, chứ không phải “mượn cớ” ép nhau. Bản thân tôi cũng luôn có chừng mực”.

Anh Tú cũng chia sẻ thêm, đối với anh, bữa tiệc đoàn viên gia đình nhân dịp năm mới rất có ý nghĩa. Đây không chỉ là dịp để vợ chồng anh và các con bày tỏ sự hiếu thảo với cha mẹ, ông bà mà còn là lúc anh em trong nhà có thời gian ngồi lại với nhau để thăm hỏi, chia sẻ, động viên nhau. Bữa cơm đoàn viên giúp mọi người có những phút giây tận hưởng không khí ấm cúng, đầy tình thân. Chính không khí thoải mái và hạnh phúc này mới là ý nghĩa đích thực của cuộc hội ngộ gia đình trong dịp xuân mới.

“Nếp nhà” trong ly rượu chúc Tết ngày xuân ở một gia đình truyền thống Hà Tĩnh

Ngày tết cũng là lúc bà cháu được quây quần. Ảnh: Cụ Võ Thị Thiên và cháu nội

Gặp mặt gia đình trong dịp đầu xuân cùng nâng ly chúc phúc mừng năm mới là nét đẹp truyền thống trong mỗi gia đình Việt Nam. Chén rượu đi cùng lời chúc là tình cảm trân trọng, quý mến dành cho nhau giữa các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, thời gian gần đây, hình thức này có những lúc “biến tướng”. Nhiều người vì lý do nào đó lấy “lượng” thay “chất”, “ép” nhau uống nhiều mới thể hiện tình cảm. Cũng vì lẽ đó, bữa cơm đoàn viên ngày tết, chén rượu mừng ngày xuân thiếu vắng ý nghĩa đẹp đẽ ban đầu.

Tết Nguyên đán đang đến thật gần, hy vọng mọi người sẽ luôn biết giữ chừng mực trong việc uống bia, rượu, vừa giữ gìn nét đẹp truyền thống, vừa tô đậm thêm ý nghĩa của những cuộc gặp gỡ đầu xuân.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.
Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Những hàng rào bằng tường gạch khô cứng hay thép gai sắc nhọn được thay thế bằng cây xanh kết hợp với bồn hoa. Đây là cách mà một số cơ quan, đơn vị, nhà văn hóa hay nhà dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh làm mới hàng rào, xanh hóa không gian, tạo cảnh quan thoáng đãng, sạch đẹp.
Lửa nguồn thắp sáng khát vọng vươn mình

Lửa nguồn thắp sáng khát vọng vươn mình

Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn tiền nhân... chính là mạch nguồn bền bỉ, kiến tạo và nuôi dưỡng sức mạnh dân tộc, đưa đất nước Việt Nam không ngừng đi tới.