Ngã ba Đồng Lộc - dằng dặc một niềm thương...

(Baohatinh.vn) - Vậy là lời hẹn ước tháng bảy với Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) của nhiều người đành gác lại do dịch bệnh, nhưng từ trong tâm khảm, họ luôn hướng về “tọa độ chết” với lòng biết ơn sâu sắc, sự hy sinh cao cả 10 nữ TNXP và các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống cho Tổ quốc.

Ngã ba Đồng Lộc - dằng dặc một niềm thương...

Cổng vào Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc

Hôm nay, đúng 53 năm trước, tại ngã ba này, 10 nữ TNXP thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 552 đã anh dũng ngã xuống. Sự hy sinh của các cô đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và được Nhân dân Việt Nam đời đời khắc ghi.

Hàng chục năm qua, đồng đội, đồng bào cả nước đã xem ngày 24/7 - ngày hy sinh của các cô là một lời “ước hẹn” để cùng trở về Ngã ba Đồng Lộc. Tuy nhiên, năm nay, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên nhiều người ở khắp mọi miền đất nước không thể thực hiện lời hẹn ước đó.

Ngã ba Đồng Lộc - dằng dặc một niềm thương...

Toàn cảnh Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Huy Tùng

Ông Trần Đình Ước - Trưởng Ban quản lý (BQL) Khu Di tích Ngã ba Đồng Lộc chia sẻ: “Hằng năm, vào dịp lễ giỗ các chị, chúng tôi thường tổ chức và mời rộng rãi các cán bộ, cựu TNXP từng chiến đấu tại Ngã ba Đồng Lộc về tham dự. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch COVID-19, lễ giỗ năm nay được tổ chức quy mô nhỏ gọn, hạn chế đông người, chỉ mời một số thân nhân và đồng đội gần gũi các chị”.

Ngã ba Đồng Lộc - dằng dặc một niềm thương...

Đoàn cán bộ Hội LHPN tỉnh dâng hương tưởng niệm tại Khu di tích lịch sử Nga ba Đồng Lộc

Trước đó, trao đổi qua điện thoại, Anh hùng LLVT Nhân dân Uông Xuân Lý (hiện sống ở TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Tôi rất tiếc khi năm nay lỗi hẹn về với Đồng Lộc nhưng những ngày này, trái tim chúng tôi vẫn hướng về nơi ấy, tự mình thắp nén tâm hương tưởng nhớ đồng đội đã nằm lại trên chiến trường”.

Ngã ba Đồng Lộc - dằng dặc một niềm thương...

Các hoạt động dâng hương tại Ngã ba Đồng Lộc được tiến hành với thành phần gọn nhẹ.

Tuy không tổ chức được lễ giỗ như những năm trước nhưng “trái tim Đồng Lộc” vẫn ấm lửa tri ân của nhiều đơn vị trong tỉnh. Trên tinh thần nghiêm túc phòng, chống dịch bệnh COVID-19, cùng với BQL Khu Di tích Ngã ba Đồng Lộc, chiều 23/7, một số thân nhân và đại diện các tổ chức đoàn thể như: Hội LHPN tỉnh, Tỉnh đoàn, Công an thị xã Kỳ Anh... đã có mặt tại Ngã ba Đồng Lộc để thắp nến, dâng hương tri ân 10 nữ anh hùng và các liệt sỹ.

Ngã ba Đồng Lộc - dằng dặc một niềm thương...

Cán bộ Tỉnh đoàn chuẩn bị cho lễ thắp nến tri ân tại khu mộ 10 nữ TNXP.

Đang soạn sửa lễ vật để dâng cúng chị gái và các đồng đội, bà Trần Thị Lý (em gái ruột liệt sỹ Trần Thị Hường - một trong 10 nữ anh hùng TNXP Ngã ba Đồng Lộc) xúc động chia sẻ: “Trong bối cảnh cả đất nước cùng chung tay chống dịch như thế này, vẫn có thể đến được đây để dâng hương tưởng nhớ các anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh nơi Ngã ba Đồng Lộc là tôi đã cảm thấy may mắn lắm rồi. Không có điều kiện trở về như tôi nên nhiều người đã gọi điện chia sẻ với ban quản lý, thân nhân các liệt sỹ. Tôi tin, các chị và các liệt sỹ đã hy sinh ở đây sẽ cảm nhận được tình cảm của đồng bào, đồng chí cả nước".

Ngã ba Đồng Lộc - dằng dặc một niềm thương...

Bà Trần Thị Lý chuẩn bị lễ vật để dâng lên chị gái và các đồng đội là các nữ TNXP Tiểu đội 4, Đại đội 552.

Bà Lý là em gái ruột duy nhất của liệt sỹ Trần Thị Hường. Bố hy sinh khi còn nhỏ, mẹ đi bước nữa, hai chị em bà Lý ở với bà ngoại và vợ chồng cậu ruột. Lớn lên, chị Hường đi TNXP rồi hy sinh, bà Lý vượt qua nỗi đau, phấn đấu học tập rồi trở thành một nữ y tá (công tác suốt 30 năm tại Quảng Ngãi).

Bà Lý không lập gia đình mà ở vậy tới lúc nghỉ hưu, trở về sinh sống tại TP Hà Tĩnh từ năm 2009. Bà là một trong rất ít người thân của 10 nữ TNXP có thể về tham dự lễ giỗ của các cô trong dịp này.

Không quản đường sá xa xôi, thời tiết mưa gió, đoàn Công an TX Kỳ Anh cũng đã đến dâng hương tại Nhà bia tưởng niệm liệt sỹ TNXP toàn quốc và khu mộ 10 nữ TNXP Ngã ba Đồng Lộc.

Thượng tá Tô Vĩnh Lâm - Phó Trưởng Công an TX Kỳ Anh cho biết: “Mỗi lần về với Ngã ba Đồng Lộc, tôi lại rưng rưng xúc động. Sự hy sinh của các cô và những anh hùng liệt sỹ luôn thôi thúc lực lượng công an nhân dân phấn đấu, sẵn sàng “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.

Ngã ba Đồng Lộc - dằng dặc một niềm thương...

Thượng tá Tô Vĩnh Lâm - Phó Trưởng Công an TX Kỳ Anh dâng hương lên phần mộ 10 liệt nữ TNXP.

Trong khói hương thành kính, giọng người cán bộ BQL khu di tích vẫn trầm ấm, xúc động nhưng cũng không kém phần hào hùng khi kể về chiến công, sự hy sinh cao cả của 10 nữ TNXP. Tôi lặng ngắm những gương mặt lần lượt vào dâng hương. Trước những nén hương, đóa hoa dâng lên là những ánh mắt xúc động, những tấm lòng tri ân sâu sắc dành cho các anh hùng, liệt sỹ đã ngã xuống vì Tổ quốc.

Ngã ba Đồng Lộc - dằng dặc một niềm thương...

Các ĐVTN xã Đồng Lộc dâng hương tại Khu tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ và 1.226 người dân Can Lộc hy sinh tại chiến trường Đồng Lộc.

Tôi rời Ngã ba Đồng Lộc trong khói hương mờ bay. Trời Đồng Lộc hôm nay không xanh. Cơn mưa cuối hạ vẫn còn dằng dai rơi mãi. Phải chăng đó là nỗi niềm thương nhớ dằng dặc của đa số người dân Việt Nam gửi về Đồng Lộc... Tôi tin thế và thấy mắt mình nhòe đi, như bao đôi mắt của đồng bào tôi đã từng trở về nơi ngã ba huyền thoại này...

Chủ đề NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ

Chủ đề 55 năm chiến thắng Đồng Lộc

Đọc thêm

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.