(Baohatinh.vn) - Những con đường sạch sẽ, rợp bóng cây xanh với hai bên là những dãy hoa rực rỡ sắc màu, hàng rào xanh mướt là khung cảnh đẹp như tranh tại thôn Thanh Chương, thị trấn Tiên Điền (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) - quê hương Đại thi hào Nguyễn Du.
Cuối năm 2019, Thanh Chương hoàn thành 10/10 tiêu chí xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu. Trong hơn 1 tỷ đồng tổng nguồn vốn huy động xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, nhân dân đóng góp tới 70%.
Đó là chưa tính đến hàng ngàn ngày công người dân tham gia làm giao thông nông thôn, hàng rào xanh, khu vui chơi thể thao…
Về thôn Thanh Chương, ấn tượng đầu tiên là những con đường xanh - sạch - đẹp
Với bình quân diện tích vườn/hộ lên đến 2.000m2, người dân nơi đây đã mạnh dạn xóa bỏ vườn tạp, chuyển đổi trồng các loại cây cho nguồn lợi kinh tế cao, tập trung vào các giống rau màu như: cà, xà lách, cải, su hào, xúp lơ...
Bí thư Chi bộ - Trưởng thôn Thanh Chương Lê Thanh Bình tự hào: “Toàn thôn có 117 hộ, 465 nhân khẩu thì có tới 8 hộ đạt vườn mẫu và 11 hộ vườn kinh tế đạt tiêu chí vườn mẫu. Các vườn mẫu đều cho thu nhập cao, có những hộ thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Nhờ chuyển đổi làm vườn, thu nhập của người dân bình quân đạt 40 triệu đồng/năm”.
Khi diện tích vườn nhà không còn chỗ trống, người dân chuyển vườn ra đồng với 3 ha chuyên canh trồng các loại cây như lạc, khoai, hành...
Toàn thôn hiện có 6,3 km đường giao thông liên thôn được nhựa hóa, bê tông hóa; 5,2 km đường điện chiếu sáng...
Hệ thống loa phát thanh ở khắp mọi nơi. 100% hộ dân được sử dụng nước sạch, tham gia bảo hiểm y tế và nhà vệ sinh đạt chuẩn 100%. Tỷ lệ hộ nghèo ở Thanh Chương chỉ còn 1%.
“Điều mừng nhất là ý thức của người dân đã có nhiều thay đổi từ khi xây dựng NTM, không chỉ tiếp cận KHKT để làm vườn, xóa bỏ vườn tạp mà trong mọi phong trào chung như làm đường, cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh, giữ gìn an ninh trật tự, văn hóa - thể thao" - Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Thanh Chương Lê Thanh Bình cho biết thêm.
Cũng vì sở hữu vẻ đẹp bình yên, Thanh Chương đã vượt qua 28 thôn tham gia dự thi để đạt giải đặc biệt về khu dân cư NTM kiểu mẫu do huyện Nghi Xuân tổ chức vào đầu năm 2020.
Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.
Triển lãm "Bãi Cọi - nơi gặp gỡ các nền văn hóa" diễn ra tại Bảo tàng Hà Tĩnh trưng bày hơn 100 hiện vật, tư liệu, hình ảnh là địa điểm tham quan, tìm hiểu giá trị di sản rất ý nghĩa với du khách và các em học sinh, sinh viên.
Việc tổ chức đón bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia mộ Nguyễn Huy Tựu là dịp để lan tỏa những giá trị di sản của danh nhân dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu tới đông đảo người dân Hà Tĩnh.
Anh liệt Đại vương Nguyễn Huy Tựu quê ở làng Trường Lưu, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh là người có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục.
Với chuyên đề trưng bày "Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa", Bảo tàng Hà Tĩnh sẽ giới thiệu tới khán giả câu chuyện về đời sống của người Việt dưới chân núi Hồng Lĩnh cách đây hơn 3.000 năm.
Người dân thôn 4, xã Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) luôn ý thức xây dựng khu dân cư ngày một khang trang, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo đà cho sự phát triển của xã nhà.
Sách "An Tĩnh cổ lục" của học giả người Pháp thuật lại, đền Chiêu Trưng tại xã Quang Vĩnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) là một trong những ngôi đền đẹp nhất nước An Nam xưa.
7 năm làm Trưởng thôn kiêm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, chị Nguyễn Thị Tám, thôn Tân Tiến, xã Phú Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã góp nhiều công sức xây dựng thôn ngày càng đổi mới.
Khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh, ngành Du lịch Hà Tĩnh đang triển khai 3 mũi chiến lược là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nông thôn và du lịch biển với những chuyển động mới nhiều hứa hẹn.
Thị trấn Tiên Điền - vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử đang rạng rỡ trong những kết quả của hành trình xây dựng đô thị văn minh, phát triển xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Thời gian qua, nhiều di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Hà Tĩnh được xếp hạng đã tạo cơ sở để các địa phương, chủ sở hữu công trình phát huy giá trị di sản trong đời sống.
Ông từng có nhiều năm du học ở Pháp, là con của một vị quan đại thần trong triều đình nhà Nguyễn. Tuy bị bệnh hiểm nghèo nhưng với nghị lực phi thường, ông đã nghiên cứu, sáng tạo nên phương pháp dưỡng sinh nổi tiếng, "đẩy lùi giờ hẹn" với thần chết tới hơn 50 năm.
Ngày 18 tháng Giêng âm lịch hằng năm, xã Sơn Ninh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) tổ chức lễ giỗ, tưởng nhớ Tướng công Nguyễn Tuấn Thiện nhằm lan tỏa giá trị di sản ông để lại cho đời sau.
Khi những cánh mai, đào dần phai, mùi trầm hương đã vãn, là lúc tiếng trống mùa lễ hội vang lên trên khắp các vùng quê Hà Tĩnh. Trong sắc xuân mới, các nẻo đường lại rộn rã, náo nức bước chân của người dân tứ xứ về trẩy hội.
Mỗi khi nghe nhạc phẩm “Lá xanh” trong tôi lại rạo rực, bồi hồi. Bài hát là bản tình ca về những người lính dũng cảm, kiên cường trong chiến tranh và trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Lễ hội đền Linh Nha (thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh) được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước cho Nhân dân.
Đại lễ được tổ chức tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) hằng năm vào rằm tháng Giêng nhằm tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và cầu cho quốc thái dân an.
Di tích Nhà thờ dòng họ Trần Cưu tại xã Trường Sơn (Đức Thọ - Hà Tĩnh) được xây dựng cách đây hơn 300 năm, là một trong những công trình có giá trị lịch sử văn hoá tiêu biểu.
Lễ dâng hương, lễ rước và tế tại khu di tích Lê Hữu Trác (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là hoạt động thuộc khuôn khổ lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, nhằm tri ân công lao to lớn của Đại danh y.
Ông sinh năm 1845 (Ất Tỵ). Không chỉ là một vị quan giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, ông còn là một nghệ sĩ lớn giai đoạn thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.
Các hội thi được tổ chức trong chuỗi sự kiện của Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông năm 2025 ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhằm tạo không khí sôi nổi, đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân.
Chị Võ Thị Thu Hiền, 42 tuổi (quê ở Hà Tĩnh, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội) đã giành chiến thắng và trở thành vị “Vua” mới của chương trình “Vua tiếng Việt” mùa 3.
Trải qua hàng trăm năm, nhiều đạo sắc phong của các triều vua và áo, mũ, cân đai phục phẩm lúc sinh thời Đô đài ngự sử Bùi Cầm Hổ sử dụng vẫn được lưu giữ tại đền thờ ở phường Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh).
Nhiều địa chỉ đỏ trên địa bàn Hà Tĩnh đã trở thành niềm tự hào, là minh chứng cho sự phát triển của từng giai đoạn lịch sử, của quê hương kể từ 95 năm “đời ta có Đảng”.