Ngày lễ đặc biệt của bác sỹ Hà Tĩnh đang chăm sóc bệnh nhân COVID-19

(Baohatinh.vn) - “Đang ở vòng trong trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, với tôi, món quà ý nghĩa nhất trong ngày lễ đặc biệt của ngành y là nhìn thấy bệnh nhân khỏe hơn qua từng ngày và sớm xuất viện về với gia đình” - bác sỹ CKI Trần Tuấn Hiệp - Phó Khoa Nội II, Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh chia sẻ.

Bác sĩ CKI Trần Tuấn Hiệp (SN 1980) tốt nghiệp Trường Quân y Đà Nẵng năm 2002 thì vào làm ở việc ở Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh. Trong thời gian này, anh vừa làm vừa học thêm chuyên ngành đa khoa, rồi nội khoa ở Trường Đại học Y dược Huế và Đại học Y Hà Nội. Năm 2017, bác sỹ Hiệp được bổ nhiệm Phó Khoa Nội II, Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh.

Ngày lễ đặc biệt của bác sỹ Hà Tĩnh đang chăm sóc bệnh nhân COVID-19

Bác sỹ Hiệp theo dõi bệnh nhân nặng qua camera giám sát.

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, số bệnh nhân F0 vào điều trị tại Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh tăng nhanh với tổng số hơn 500 người. Nếu như thời gian trước, bệnh viện chỉ tiếp nhận điều trị bệnh không triệu chứng và triệu chứng nhẹ thì từ đầu tháng 2/2022 đến nay, đã có thêm bệnh nhân vừa và nặng.

Hiện nay, bệnh viện đang điều trị cho 80 F0, trong đó có 80% bệnh nhân có các bệnh nền kèm theo như: ung thư, tai biến, xơ gan, các bệnh lý về tim mạch; nhiều bệnh nhân nặng phải thở ôxy liều cao. Kíp trực của bác sỹ Hiệp và đồng nghiệp phải căng mình vừa theo dõi diễn biến bệnh nhân nặng, vừa dành thời gian động viên bệnh nhân yên tâm điều trị.

Ngày lễ đặc biệt của bác sỹ Hà Tĩnh đang chăm sóc bệnh nhân COVID-19

Bác sỹ Hiệp trực tiếp chăm sóc bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh.

Bằng kiến thức, kinh nghiệm khá dày dặn về điều trị bệnh nhân COVID-19, bác sỹ Hiệp vừa phối hợp với đồng nghiệp tham gia hội chẩn bệnh nhân nặng và trực tiếp tham gia kiểm tra, xử trí những tình huống bệnh nhân nặng. Ngoài ra, anh còn tranh thủ tham gia nhóm “Thầy thuốc Hà Tĩnh đồng hành cùng F0”, mỗi ngày tư vấn cho người dân khoảng 15 - 20 cuộc gọi.

“Trong dịp lễ của ngành, dù đang ở vòng trong trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, nhưng tôi rất hạnh phúc vì được gia đình, đồng nghiệp, đặc biệt là bệnh nhân động viên, chia sẻ. Với tôi, món quà ý nghĩa nhất lúc này là nhìn thấy bệnh nhân khỏe hơn qua từng ngày và sớm xuất viện về với gia đình” - bác sỹ Hiệp chia sẻ.

Ngày lễ đặc biệt của bác sỹ Hà Tĩnh đang chăm sóc bệnh nhân COVID-19

Lãnh đạo và các y, bác sỹ vòng trong điều trị bệnh nhân COVID-19 ở Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh giao ban đầu ngày.

Hiện nay, Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh đang tập trung hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị để điều trị bệnh nhân COVID-19 mức độ nặng ở tầng 4 nhằm giảm bớt áp lực cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh và tuyến trên. Bác sỹ Hiệp cùng với đội ngũ bác sỹ, cán bộ nơi đây đã chuẩn bị cho mình tinh thần nỗ lực vượt khó cao nhất để tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp chữa bệnh, cứu người.

Theo đánh giá của lãnh đạo và cán bộ, nhân viên Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh, bác sỹ Hiệp là người thường xuyên tham gia các đợt khám chữa bệnh từ thiện tại các địa phương và nước bạn Lào. Bác sỹ cũng là người luôn tận tình chăm sóc bệnh nhân và tham gia kêu gọi để giúp đỡ những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Vì thế, bác sỹ Hiệp luôn được bệnh nhân và đồng nghiệp yêu mến.

Đặc biệt, khi TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam vào cao điểm dịch bệnh, số người tử vong tăng cao, cán bộ y tế tỉnh bạn chịu nhiều áp lực, bác sỹ Trần Tuấn Hiệp đã cùng đồng nghiệp tình nguyện lên đường vào tâm dịch.

Ngày lễ đặc biệt của bác sỹ Hà Tĩnh đang chăm sóc bệnh nhân COVID-19

Đoàn công tác số 1 có sự tham gia của bác sỹ Hiệp lúc chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến Dĩ An, tỉnh Bình Dương (tháng 7/2021).

“Bước lên xe cùng đồng nghiệp vào nhận nhiệm vụ, tôi cố nén cảm xúc nhưng nước mắt cứ trào ra. Thương bố, mẹ già bị bệnh nền phải thường xuyên đi bệnh viện. Thương con nhỏ mới 7 tháng tuổi bị bệnh tim bẩm sinh, thương vợ vất vả chăm sóc bố, mẹ và con thơ. Nhưng “mệnh lệnh trái tim” của người thầy thuốc đã khiến tôi không thể chần chừ”, bác sỹ Hiệp tâm sự.

Ngày lễ đặc biệt của bác sỹ Hà Tĩnh đang chăm sóc bệnh nhân COVID-19

Đoàn công tác số 1 của Hà Tĩnh chụp ảnh lưu niệm chia tay ở Bình Dương sau khi hoàn thành đợt tình nguyện, tháng 8/2021.

Khi đặt chân đến vùng dịch Bình Dương, bác sỹ Trần Tuấn Hiệp được giao nhiệm vụ quản lý ở Phòng Cấp cứu - Bệnh viện dã chiến Dĩ An, tỉnh Bình Dương, với hơn 200 bệnh nhân nặng, nhiều bệnh nền.

“Tôi và một bạn điều dưỡng của đoàn Hà Tĩnh làm việc cùng nhau, ngoài công tác hội chẩn, điều trị, theo dõi bệnh nhân, chúng tôi còn kiêm luôn các việc đưa cơm, dọn rác, lau dọn vệ sinh cho bệnh nhân. Mặc dù công việc đầy khó khăn và áp lực, nhưng anh em vẫn động viên nhau làm việc hết mình để cứu bệnh nhân. Mỗi một bệnh nhân được cứu sống là thêm niềm vui, động lực để chúng tôi tiếp tục cống hiến”, bác sỹ Trần Tuấn Hiệp trải lòng.

Chia sẻ về những kỷ niệm đáng nhớ trong thời gian chăm sóc, phục vụ bệnh nhân ở nơi tâm dịch, bác sỹ Trần Tuấn Hiệp cho biết: “Vào được 10 ngày thì tôi và một số người trong đoàn bị phơi nhiễm. Anh em cũng rất bối rối, nhưng chúng tôi tự nhủ bản thân không được phép nghỉ. Chúng tôi đã thành lập “Tổ dương tính điều trị COVID-19” gồm 9 người trong đoàn Hà Tĩnh, các thành viên trong tổ vừa điều trị cho bản thân, vừa chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân”.

Ngày lễ đặc biệt của bác sỹ Hà Tĩnh đang chăm sóc bệnh nhân COVID-19

Bác sỹ Hiệp tham gia hỗ trợ đưa cơm cho bệnh nhân ở Bình Dương.

Những nỗ lực và hy sinh của bác sỹ Trần Tuấn Hiệp và đồng nghiệp trong đoàn đã góp phần đưa Bình Dương trở lại nhịp sống mới. Những tháng ngày cống hiến hết mình nơi tâm dịch Bình Dương đã giúp anh có thêm kiến thức, kinh nghiệm; rèn luyện bản lĩnh, sự sáng tạo ứng phó, xử lý các tình huống khẩn cấp trong điều trị bệnh nhân COVID-19.

Bác sỹ Trần Tuấn Hiệp là thầy thuốc giỏi chuyên môn, tâm huyết với nghề. Thời gian bác sỹ Hiệp làm nhiệm vụ ở Bình Dương thì Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh cũng chuẩn bị để đón bệnh nhân COVID-19 vào điều trị. Qua zalo, email, bác sỹ Hiệp đã tham mưu cho ban lãnh đạo về xây dựng hội đồng thuốc điều trị; dự trù cơ số thuốc, phòng hộ cá nhân; phác đồ điều trị... Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Bình Dương trở về tham gia vào điều trị COVID-19 tại Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh, bác sỹ Hiệp đã mang những kinh nghiệm quý vào thực hành, chia sẻ cho đồng nghiệp, giúp việc điều trị đạt hiệu quả”.

BS Trương Hồng Lĩnh - Giám đốc Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh

Chủ đề Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.