Ngư dân Hà Tĩnh “xông biển” ngày đầu năm mới

(Baohatinh.vn) - Khi không khí tết vẫn còn rộn ràng khắp các miền quê thì ở các làng biển Hà Tĩnh, bà con ngư dân đã quay trở lại với công việc thường ngày, tất bật chuẩn bị ngư cụ để ra khơi “xông biển” lấy may ngày đầu năm mới.

Ngư dân Hà Tĩnh “xông biển” ngày đầu năm mới

Từ ngày mồng 2 tết, bà con ngư dân xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) đã tất bật chuẩn bị cho chuyến biển đầu năm.

Với mong muốn cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang, từ ngày mồng 2 tết, bà con ngư dân ở xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) đã tất bật ra biển thực hiện nghi thức “xông biển”, xuất hành lấy may trong ngày đầu xuân năm mới.

Đang hối hả chuẩn bị ngư cụ và sửa soạn lại thuyền, ngư dân Hoàng Ngọc Hùng (SN 1972, trú thôn Hải Bắc, xã Cẩm Nhượng) hồ hởi cho biết: “Năm nay thời tiết đầu năm nắng đẹp, bà con chúng tôi rất phấn khởi. Do đó, ngay từ sáng mồng 2 tết, tôi đã làm lễ vươn khơi một cách đủ đầy và tươm tất nhất, mong một năm thu hoạch được nhiều hải sản để kinh tế gia đình ổn định hơn năm cũ. Sau khi làm lễ xong, chiều mồng 2 tết, chúng tôi đã vươn khơi, đón lộc biển đầu năm”.

Ngư dân Hà Tĩnh “xông biển” ngày đầu năm mới

Ngư dân Hoàng Ngọc Hùng (SN 1972, trú thôn Hải Bắc, xã Cẩm Nhượng) hy vọng thời tiết luôn thuận lợi để bà con đánh bắt được nhiều nguồn lợi hải sản.

Cũng theo ông Hùng, thời điểm đầu năm mới, việc ra khơi không chỉ đem lại kinh tế mà còn mang ý nghĩa thiêng liêng. “Chuyến biển đầu năm nếu đánh bắt được nhiều cá tôm sẽ mang đến nhiều nguyện ước tốt đẹp. Chuyến ra khơi đầu năm này, cầu mong trời yên, biển lặng, hải sản luôn được giá để bà con yên tâm vươn khơi bám biển” - ông Hùng chia sẻ.

Cách đó không xa, ngư dân Trần Văn Tuấn (SN 1963, trú thôn Xuân Bắc, xã Cẩm Nhượng) cũng đang khẩn trương chuẩn bị đồ nghề cho chuyến biển đầu năm. Ông Tuấn cho hay: “Năm nào cũng vậy, tôi và các bạn thuyền khác đều chọn ngày mồng 2 tết để vươn khơi. Nếu may mắn sẽ thu được từ 3 - 5 triệu đồng, nếu ít cũng được hơn 1 triệu đồng. Khoản thu nhập này với chúng tôi rất quan trọng trong những ngày đầu năm mới. Do vậy, ai cũng cố gắng, tạm gác tết để trở lại với công việc thường ngày”.

Được biết, toàn xã Cẩm Nhượng hiện có hơn 200 tàu thuyền hoạt động đánh bắt hải sản. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngay từ ngày mồng 2 tết, bà con đã chủ động sửa soạn lại tàu thuyền để vươn khơi những chuyến biển đầu năm.

Ngư dân Hà Tĩnh “xông biển” ngày đầu năm mới

Ngư dân Nguyễn Đắc Bình (thôn Giang Hà, xã Thạch Kim, Lộc Hà) phấn khởi trong chuyển biển đầu năm mới.

Không chỉ ở Cẩm Nhượng, tại cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, Lộc Hà), từ chiều mồng 2 tết, nhiều ngư dân cũng đã tất bật chuẩn bị cho chuyến vươn khơi đầu năm. Những chiếc thuyền được sơn sửa lại cẩn thận, cờ Tổ quốc được thay mới, nhiều ngư dân chu đáo làm lễ “xông biển” đầu năm với mong ước những chuyến biển thuận lợi, đánh bắt bội thu.

Ngư dân Nguyễn Đắc Bình (thôn Giang Hà, xã Thạch Kim, Lộc Hà) vui vẻ cho biết: “Những ngày đầu xuân, thời tiết nắng ráo, biển lặng nên rất thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản. Vì thế, chúng tôi đã tạm gác lại niềm vui đón tết cùng gia đình để ra khơi đầu năm. Tối mồng 2 tết, tôi và 2 bạn thuyền đã ra khơi “mở hàng” đầu năm mới với niềm tin về những khoang thuyền đầy ắp tôm, cá”.

Ngư dân Hà Tĩnh “xông biển” ngày đầu năm mới

Với bà con ngư dân Hà Tĩnh, việc ra khơi đầu năm mới không chỉ đem lại kinh tế mà còn mang ý nghĩa thiêng liêng.

Ông Thân Quốc Tế - Phó Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá, bến cá Hà Tĩnh thông tin: “Từ ngày mồng 2 tết, tranh thủ thời tiết đẹp, bà con ngư dân đã “xông biển” mở hàng đầu năm. Dự kiến khoảng một vài ngày tới, hải sản sẽ cập cảng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đầu năm của bà con. Để bà con ngư dân yên tâm vươn khơi, chúng tôi đã nhắc nhở gia cố, sửa chữa các bộ phận hư hỏng của tàu thuyền, đảm bảo an toàn trong quá trình vươn khơi đánh bắt”.

Gác lại niềm vui ngày tết, thời điểm này, bà con ngư dân ở vùng ven biển Hà Tĩnh từ Nghi Xuân đến Kỳ Anh đều đang háo hức chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để rẽ sóng vươn khơi, đánh bắt hải sản trong niềm phấn khởi, tin tưởng về một năm mưa thuận gió hòa. Với bà con ngư dân, những chuyến ra khơi đầu năm không chỉ giúp họ có thêm nguồn thu nhập đáng kể mà còn có ý nghĩa khởi đầu cho một mùa biển mới mang nhiều hy vọng và niềm tin thắng lợi.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.