Người dân Hà Tĩnh tưởng nhớ Bác Hồ dịp 130 năm ngày sinh của Người

(Baohatinh.vn) - Tháng 5 về, người dân Hà Tĩnh lại bồi hồi nhớ Bác. Những việc làm tuy nhỏ nhưng chứa đựng biết bao tình cảm, sự tri ân của các thế hệ người dân Hà Tĩnh với công lao trời biển của Người.

Người dân Hà Tĩnh tưởng nhớ Bác Hồ dịp 130 năm ngày sinh của Người

Vợ chồng cô Mão chuẩn bị hương hoa dâng kính Bác Hồ ngày sinh nhật.

Đã 54 năm trôi qua kể từ giờ phút lịch sử thiêng liêng được gặp mặt Bác Hồ nhưng với cô Nguyễn Thị Mão (tổ dân phố 5, phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh) vẫn vẹn nguyên cảm xúc và nỗi nhớ về Người.

Cô Mão là nhân chứng may mắn sống sót trong vụ đế quốc Mỹ thảm sát tại Trường cấp 2 Hương Phúc (Hương Khê) vào chiều 9/2/1966 khiến 33 học sinh chết, 24 em khác và thầy giáo bị thương.

Cô được theo đoàn của Ty Giáo dục (nay là Sở GD &ĐT Hà Tĩnh) ra thủ đô gặp Bác Hồ để tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ sau vụ thảm sát kinh hoàng đó.

Người dân Hà Tĩnh tưởng nhớ Bác Hồ dịp 130 năm ngày sinh của Người

Những kỷ vật thiêng liêng về Bác vẫn được cô Mão gìn giữ cẩn thận.

Cùng chồng chuẩn bị hương hoa thành kính dâng lên bàn thờ Bác được lập trang trọng tại phòng khách của gia đình, cô Mão chia sẻ: “Giây phút gặp mặt, Bác không chỉ ân cần hỏi han tôi mà còn dặn dò cán bộ ngành Giáo dục Hà Tĩnh phải lo cho tôi học thật tốt.

Lời căn dặn đó của Bác đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Gia đình tôi lập bàn thờ Bác, thờ cúng hàng ngày như ông bà tổ tiên mình vậy. Dịp đặc biệt như giỗ hay sinh nhật Bác, vợ chồng tôi đều thành kính dâng hương để tỏ lòng biết ơn và cầu mong Bác che chở”.

Người dân Hà Tĩnh tưởng nhớ Bác Hồ dịp 130 năm ngày sinh của Người

Thành kính tưởng nhớ Bác là cách cô Mão tỏ lòng biết ơn

Không có may mắn được gặp Bác như cô Mão, nhưng ông Nguyễn Xân (SN 1932, thôn Trung Sơn, xã Hồng Lộc, Lộc Hà) cũng dành trọn tình cảm cho Bác kính yêu.

Gần 90 năm tuổi đời, 65 năm tuổi đảng, ông Xân tuyệt đối tin tưởng và biết ơn Đảng, ơn Bác Hồ. Ông cho biết: “Tôi vốn con nhà bần nông, cuộc sống lầm than khổ cực. Nhờ ơn Đảng, ơn Bác Hồ, được giác ngộ lý tưởng cách mạng, tôi đã trưởng thành và cống hiến hết mình cho quê hương. Thế nên, năm nào cũng vậy, cứ ngày giỗ, ngày sinh của Bác, tôi đều thắp hương tưởng nhớ Người”.

Người dân Hà Tĩnh tưởng nhớ Bác Hồ dịp 130 năm ngày sinh của Người

Mỗi dịp kỷ niệm ngày sinh hay ngày mất của Bác, ông Nguyễn Xân không bao giờ quên chuẩn bị những đóa sen thơm ngát.

Trên ban thờ giản dị nhưng trang nghiêm của gia đình ông, cờ Đảng được treo cạnh cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ. Và những dịp đặc biệt như thế này, ông Xân không bao giờ quên chuẩn bị hoa sen để dâng lên Bác. “Dù lễ bạc nhưng lòng thành, tôi tin anh linh của Người luôn thấu tỏ và soi sáng” – ông Xân xúc động chia sẻ.

Không chỉ bày tỏ lòng thành kính, tri ân Bác Hồ tại gia đình, người dân khắp các vùng quê Hà Tĩnh bằng nhiều cách cũng thể hiện tình cảm với Bác trong dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh.

Người dân Hà Tĩnh tưởng nhớ Bác Hồ dịp 130 năm ngày sinh của Người

Gần 90 năm tuổi đời, 65 năm tuổi đảng, ông Nguyễn Xân luôn một lòng ơn Đảng, ơn Bác Hồ.

Những ngày này, nhà văn hóa thôn Phúc Hải (thuộc giáo xứ Nhượng Bạn, xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên) như tươi mới hơn.

Trưởng thôn Võ Quang Hoa cùng các thành viên trong liên đoàn cán bộ cẩn thận chỉnh trang, lau chùi tượng và ảnh Bác Hồ vừa được sắm mới.

Ông Hoa cho biết: “Là giáo dân, chúng tôi luôn kính Chúa, yêu nước và biết ơn Cụ Hồ. Vì thế, người dân toàn giáo xứ Nhượng Bạn sống tốt đời, đẹp đạo, lương – giáo đồng lòng, đồng hành cùng chính quyền xây dựng quê hương”.

Người dân Hà Tĩnh tưởng nhớ Bác Hồ dịp 130 năm ngày sinh của Người

Nhà văn hóa thôn Phúc Hải rực rỡ cờ hoa, ảnh Bác Hồ

Thế hệ trẻ lại tri ân, mừng sinh nhật Bác theo cách riêng của họ. Dâng hương tưởng niệm tại Khu Lưu niệm bác Hồ về thăm Hà Tĩnh, 46 em học sinh Trường THCS Thạch Trung (TP Hà Tĩnh) đã vinh dự được Đoàn trường kết nạp vào hàng ngũ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngay tại nơi đây. Thời khắc ghi dấu mốc trưởng thành của các bạn trẻ càng ý nghĩa hơn khi được anh linh của Bác Hồ chứng kiến.

Em Nguyễn Thị Hà Trang (học sinh Lớp 9A – Trường THCS Thạch Trung) chia sẻ: “Được kết nạp đoàn dịp sinh nhật Bác là một niềm vui lớn, càng vinh dự tự hào hơn khi lễ kết nạp tổ chức trang trọng tại khu lưu niệm Bác Hồ. Chúng em hứa sẽ luôn nỗ lực học tập, phấn đấu luyện rèn để xây dựng quê hương như lời Bác đã dặn”.

Người dân Hà Tĩnh tưởng nhớ Bác Hồ dịp 130 năm ngày sinh của Người

46 bạn trẻ Trường THCS Thạch Trung vinh dự và tự hào được làm lễ kết nạp đoàn trước anh linh của Bác Hồ.

Với cách tri ân Bác chân thành mà sâu lắng, chàng trai trẻ Trần Văn Sang (SN 1987) – nghệ nhân dân gian trẻ nhất Hà Tĩnh đã thực hiện MV “Hành hương về quê Bác” như một món quà nhỏ kính mừng 130 năm ngày sinh của Người.

Với những cảnh quay đẹp ở làng sen, những hình ảnh tư liệu giản dị, thân thương về Bác, MV khiến người xem xúc động và rưng rưng nỗi nhớ khôn nguôi.

Người dân Hà Tĩnh tưởng nhớ Bác Hồ dịp 130 năm ngày sinh của Người

Nghệ nhân dân gian Văn Sang tri ân Bác Hồ với MV “Hành hương về quê Bác” trong dịp kỷ niệm 130 năm của Người. (Ảnh NVCC).

Mỗi người một cách tưởng nhớ nhưng tất cả đều chứa đựng tình cảm, lòng biết ơn vô hạn đối với Bác trong ngày đặc biệt này. Đây có lẽ cũng là dịp người dân Hà Tĩnh nguyện hứa với Bác sống, học tập, cống hiến nhiều hơn nữa để “làm sao cho tình hình nổi bật lên” như lời Bác hằng mong muốn.

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Chủ đề KỶ NIỆM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Đọc thêm

Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.