Người Kurd là ai, sinh sống ở đâu, tại sao lại bị Thổ Nhĩ Kỳ tấn công?

Hàng trăm người sinh sống ở phía bắc Syria gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đang lẩn trốn cùng những người thân, bỏ chạy khỏi số phận không rõ ràng trong làn khói lửa mù mịt phía sau lưng. Những người này là thành viên của nhóm dân tộc thiểu số được gọi là những người Kurd ở Syria.

Sống trong khu vực do Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) kiểm soát, một lực lượng vũ trang với thành phần hầu hết là người Kurd, thường xuyên trở thành mục tiêu bị tấn công, những người Kurd một lần nữa lại trở thành “con mồi” khi Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành chiến dịch quân sự để đánh đuổi lực lượng YPG khỏi biên giới.

Người Kurd là ai, sinh sống ở đâu, tại sao lại bị Thổ Nhĩ Kỳ tấn công?

Nhiều người Kurd ở Syria phải chạy loạn vì chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: CNN

Những người Kurd, họ là ai?

Người Kurd là một nhóm dân tộc thiểu số, chủ yếu sống ở khu vực miền núi trải dài dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Iran, Syria và Armenia. Mặc dù được coi là thiểu số, song trên thực tế có từ 25 đến 30 triệu người Kurd sinh sống trong khu vực, tất cả tập hợp lại với một chủng tộc, văn hóa và ngôn ngữ “có một không hai”. Hầu hết người Kurd theo đạo Hồi dòng Sunni.

Trước Thế chiến I, những người Kurd truyền thống sống theo phong cách du cư cho đến khi Đế chế Ottoman sụp đổ, tước đoạt quyền tự do và chia cách họ thành hai quốc gia mới.

Người Kurd phải vật lộn để duy trì sự nhận diện của dân tộc mình, khi họ thường xuyên bị nhầm lẫn với “người Thổ ở miền núi”. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, họ bị cấm mặc trang phục truyền thống hay nói ngôn ngữ của người Kurd. Họ tiếp tục phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và các chính sách ngược đãi.

Mặc dù người Kurd là dân tộc thiểu số đông nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm tới gần 20% dân số nước này, nhưng họ không được công nhận là dân tộc thiểu số ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Người Kurd là ai, sinh sống ở đâu, tại sao lại bị Thổ Nhĩ Kỳ tấn công?

Phiến quân người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters

Người Kurd sống ở đâu?

Người Kurd là một trong những dân tộc không quốc gia lớn nhất thế giới, sống tại khu vực phi chính phủ, dành riêng cho những người không quốc gia hay đất mẹ. Ngày nay, người Kurd sinh sống ở 5 khu vực khác nhau: đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, đông bắc Syria, phía bắc Iraq, tây bắc Iran và tây nam Armenia.

Đầu thế kỷ 20, người Kurd bắt đầu chiến đấu vì mục tiêu hình thành quốc gia gọi là Kurdistan. Năm 1920, Hiệp ước Sèvres, một trong nhiều hiệp ước mà các cường quốc ký kết sau Thế chiến I, đã đề cập đến sự sụp đổ của Đế chế Ottoman và kêu gọi hình thành khu tự trị của người Kurd.

Ba năm sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất, các đồng minh phương Tây hủy bỏ yêu cầu thành lập một quốc gia Kurd độc lập và khu vực của người Kurd bị chia cách giữa một vài quốc gia như trên.

Người Kurd là ai, sinh sống ở đâu, tại sao lại bị Thổ Nhĩ Kỳ tấn công?

Các chiến binh của Đảng Công nhân người Kurd (PKK). Ảnh:Reuters

Thổ Nhĩ Kỳ nói gì?

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan luôn bày tỏ một thái độ mạnh mẽ chống lại chủ nghĩa dân tộc người Kurd. Nhà lãnh đạo tuyên bố rõ ràng rằng mục tiêu cuối cùng của ông là tiêu diệt Đảng Lao động người Kurd (PKK), một nhóm phiến quân cánh tả, đồng thời là một tổ chức chính trị có căn cứ ở Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq luôn tìm cách chống lại Ankara từ hơn ba thập niên đến nay.

Chính sách này đã tạo ra một khoảng cách lớn giữa người Thổ Nhĩ Kỳ và người Thổ gốc Kurd. Năm 2016, những hãng truyền thông chính của người Kurd bị đóng cửa, hơn 11.000 giáo viên bị sa thải vì cáo buộc có liên hệ với PKK và ít nhất 24 người được chính phủ Ankara chỉ định thay thế cho các thị trưởng người Kurd trên cả nước.

Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã không “mấy vui vẻ” khi lực lượng người Kurd hiện diện mạnh mẽ ở phía đông bắc Syria gần biên giới nước này. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã di chuyển vào khu vực trước đó do người Kurd và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn kiểm soát, nhưng giờ đây Ankara có kế hoạch lâu dài sẽ tạo ra một vùng đệm ở phía bắc Syria.

Có hai mục đích mà Ankara muốn hướng tới, đó là đẩy lùi người Kurd khỏi biên giới của họ và sử dụng vùng đệm này để tái định cư cho 2 triệu người tị nạn Syria.

Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ lại tấn công người Kurd?

Hồi tháng Một, Tổng thống Trump cho biết Mỹ sẽ bắt đầu rút quân khỏi Syria và dần dần đưa binh lính trở về nhà. Những người Kurd ở Syria lo sợ rằng Ankara sẽ tận dụng cơ hội Mỹ rút quân để tiến hành chiến dịch “thanh trừng” họ. Sauk hi ông Trump đột ngột tuyên bố rút quân hôm 6/10 vừa qua, nỗi sợ hãi của người Kurd đã thành hiện thực.

“Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm thực hiện chiến dịch quân sự đã lên kế hoạch từ lâu ở phía bắc Syria. Các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ sẽ không ủng hộ hay can thiệp vào chiến dịch này và quân đội Mỹ, những người đã đánh bại tổ chức khủng bố IS, sẽ không còn hiện diện ở khu vực này nữa”, Nhà Trắng tuyên bố.

Tính đến tháng 9, Mỹ cho biết có khoảng 1.000 binh lính đang hoạt động ở đông bắc Syria. Động thái này khiến những người Kurd ở Syria dễ dàng trở thành mục tiêu chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm xóa bỏ và đưa họ tránh xa khỏi biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Viết trên Twitter hôm 9/10, Tổng thống Erdogan nhấn mạnh: “ Chiến dịch Mùa xuân Hòa bình sẽ vô hiệu hóa các mối đe dọa khủng bố chống lại Thổ Nhĩ Kỳ và dẫn tới việc thành lập một vùng an toàn, tạo thuận lợi cho những người tị nạn Syria trở về quê nhà. Chúng tôi sẽ bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria và giải phóng các cộng đồng địa phương khỏi bọn khủng bố”.

Người Kurd là ai, sinh sống ở đâu, tại sao lại bị Thổ Nhĩ Kỳ tấn công?

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào Syria.

Tấn công người Kurd khiến IS “trỗi dậy” trở lại?

SDF, liên minh người Kurd và binh lính Ả Rập do Mỹ hậu thuẫn, cùng với lực lượng đặc nhiệm Anh và Pháp, đã đánh bại IS và giải phóng khu vực phía đông Syria hồi tháng Ba. SDF cho biết họ đã mất 11.000 “lực lượng, lãnh đạo và chiến binh” khi đẩy lui IS.

Trong khi IS hiện không còn lãnh thổ “trú chân”, song Washington vẫn cảnh báo còn khoảng 10.000 chiến binh IS đang lẩn trốn ở Irasq và cả Syria.

Hàng nghìn phiến quân IS đã bị bắt trong các trận chiến lớn chống lại nhóm khủng bố này và đang bị SDF giam giữ. Có thể bằng cách nào đó, những tên khủng bố này sẽ được trao cho phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Khi rất nhiều người Kurd ở Syria chuẩn bị chiến đấu và một số người khác chạy về hướng đối diện, thì hàng nghìn phiến quân cùng những kẻ khủng bố IS đã bị thải loạn có thể tận dụng bối cảnh hỗn loạn, không kiểm soát này để “vùng lên”. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra một nguy cơ nghiêm trọng, đó là IS sẽ một lần nữa quay trở lại khủng bố thế giới.

Theo Infonet

Đọc thêm

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump vượt mốc 270 phiếu đại cử tri cần thiết

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump vượt mốc 270 phiếu đại cử tri cần thiết

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, sắc đỏ (biểu tượng của đảng Cộng hòa) đã thống trị trên bản đồ bầu cử Mỹ khi ứng cử viên tổng thống Donald Trump giành chiến thắng thuyết phục trước Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ tại hầu hết các bang chiến địa.
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump tạm dẫn trước bà Harris

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump tạm dẫn trước bà Harris

Theo hãng tin Reuters, tính đến 9 giờ sáng 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa đang nới rộng khoảng cách với 154 phiếu đại cử tri, so với 30 phiếu đại cử tri dành cho bà Kamala Harris.
Bầu cử Mỹ 2024: Sự bình lặng trước 'cơn bão'?

Bầu cử Mỹ 2024: Sự bình lặng trước 'cơn bão'?

Thủ đô của Mỹ đang trải qua không khí bình lặng nhưng đầy căng thẳng với các biện pháp an ninh chặt chẽ nhằm phòng ngừa bạo loạn trước thềm cuộc bầu cử Mỹ. Những ký ức từ cuộc bạo loạn tại toà nhà Quốc hội vào ngày 6/1/2021 vẫn ám ảnh người dân, khiến nhiều cư dân chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống xấu nhất. 
Bà Vanga dự đoán về vận mệnh thế giới năm 2025 như thế nào?

Bà Vanga dự đoán về vận mệnh thế giới năm 2025 như thế nào?

Khả năng tiên tri của bà Vanga vẫn chưa được giải mã, nhiều người tin rằng bà có khả năng nhìn thấu mọi sự kiện tương lai. Khả năng tiên đoán của bà Vanga đã trở thành chủ đề gây tò mò và tranh cãi, thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Người Mỹ đi bầu tổng thống hôm nay

Người Mỹ đi bầu tổng thống hôm nay

Cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống thứ 47 của Mỹ sẽ diễn ra hôm nay, với khoảng 170 triệu cử tri sẽ lựa chọn giữa ông Trump và bà Harris.
Cuộc đua vào Nhà Trắng đã trở nên cân bằng ngay sát Ngày Bầu cử

Cuộc đua vào Nhà Trắng đã trở nên cân bằng ngay sát Ngày Bầu cử

Kết quả của cuộc thăm dò dư luận cuối cùng trên toàn quốc về chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024 được kênh truyền hình NBC News công bố ngày 3/11 cho thấy Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ và ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa đều nhận được 49% sự ủng hộ từ cử tri đã đăng ký.
Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Hiệp hội địa lý LB Nga vừa thông báo hòn đảo Mesyatsev đã biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

Trong một báo cáo chung được công bố ngày 31/10, hai cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cùng Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo rằng tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính sẽ trở nên trầm trọng hơn ở 22 quốc gia do nhiều nhân tố đang leo thang.