Người nuôi cá lồng bè ở Thạch Hà đầu tư khôi phục sản xuất

(Baohatinh.vn) - Sau thiệt hại nặng nề do thiên tai làm hàng chục tấn cá chẽm chết hàng loạt, người dân nuôi cá chẽm lồng ở xã Thạch Sơn (Thạch Hà – Hà Tĩnh) tiếp tục đầu tư khôi phục sản xuất.

Người nuôi cá lồng bè ở Thạch Hà đầu tư khôi phục sản xuất

Đầu tháng 9/2019, người nuôi cá lồng bè ở thôn Sông Hải, xã Thạch Sơn bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ

Thôn Sông Hải, xã Thạch Sơn là nơi nuôi cá lồng bè nhiều nhất huyện Thạch Hà. Đầu tháng 9/2019, do sốc nước làm chết hàng chục tấn cá chẽm đang đến kỳ thu hoạch, khiến người nuôi thiệt hại hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện tại, nhiều hộ đã tiếp tục cải tạo lại lồng bè và đầu tư thả con giống.

Anh Nguyễn Văn Bình – chủ lồng nuôi ở đây cho biết: Sự cố trên làm thiệt hại hơn 500 triệu đồng, khiến gia đình anh lâm vào cảnh nợ nần. Nhưng nghề nuôi cá lồng đã ăn vào máu thịt nên anh quyết định tiếp tục mua con giống về thả, hi vọng “cứu” lại những gì mất mát do thiên tai gây ra.

Người nuôi cá lồng bè ở Thạch Hà đầu tư khôi phục sản xuất

Sau thiệt hại, nhiều hộ nuôi tiếp tục đầu tư khôi phục lại sản xuất, cá chẽm phát triển tốt.

Bắt đầu từ tháng 10/2019, anh thả hơn 1.000 con giống xuống 3 ô lồng bè. Nhờ chăm sóc tốt, đến nay cá phát triển tốt, đạt kích cỡ từ 0,3 – 05 kg, có thể thu bán tỉa cho các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn.

“Sắp tới, tôi sẽ tiếp tục mua thêm 3.000 con giống về thả cho 9 ô lồng còn lại để thu hoạch đúng dịp cuối năm, có giá trị kinh tế cao hơn. Nhưng để hạn chế rủi ro do thiên tai, tôi đang kết nối để mua bảo hiểm nông nghiệp nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản của mình ” – anh Bình chia sẻ thêm.

Người nuôi cá lồng bè ở Thạch Hà đầu tư khôi phục sản xuất

Ô lồng đã được cải tạo sạch sẽ chờ thời tiết thích hợp, các hộ nuôi sẽ đồng loạt xuống giống

Ông Nguyễn Văn Đức – Trưởng thôn Sông Hải cho biết: “Sau sự cố trên, nhiều hộ dân ở đây đã vượt qua khó khăn, mất mát, tiếp tục khôi phục lại sản xuất. Hiện, đã có 8/52 hộ bỏ tiền đầu tư mua hàng nghìn con cá giống về thả nuôi.

Từ nguồn hỗ trợ 44.200 con cá chẽm giống của Giáo họ Tiến Thủy, các hộ nuôi đang tích cực tu sửa lại ô lồng để vào khoảng tháng 2 (âm lịch) - khi trời nắng ấm bắt đầu xuống giống đồng loạt. Riêng gia đình tôi có 12 ô lồng nuôi cá đã được cải tạo sạch sẽ, mua lưới mới, chờ thời điểm thích hợp để xuống giống”.

Người nuôi cá lồng bè ở Thạch Hà đầu tư khôi phục sản xuất

Nghề nuôi cá lồng chịu nhiều rủi ro do thiên tai nên cần tuân thủ lịch thời vụ

Theo ông Nguyễn Văn Sáu - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà, nhằm khắc phục thiệt hại do mưa lũ, từ nguồn quỹ cứu trợ, Ủy ban MTTQ tỉnh đã có quyết định hỗ trợ cho các hộ nuôi với số tiền 707 triệu đồng mua cá giống để khôi phục sản xuất. Do con giống đã được giáo họ Tiến Thủy hỗ trợ nên huyện đang đề xuất Ủy ban MTTQ tỉnh hỗ trợ bằng tiền mặt cho các hộ dân đầu tư cải tạo lại lồng bè, mua thức ăn cho cá.

“Nghề nuôi cá lồng ở xã Thạch Sơn đã mang lại thu nhập khá cao cho nhiều hộ dân nơi đây. Tuy nhiên, nghề này cũng chịu nhiều rủi ro do thiên tai, bão lụt. Bởi vậy, trong quá trình nuôi, các hộ cần tuân thủ lịch thời vụ, thường xuyên theo dõi diễn biến của thời tiết để có các biện pháp thích hợp, hạn chế thấp nhất về thiệt hại” – ông Sáu khuyến cáo.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.