Nhân lực chất lượng cao là yếu tố sống còn của cơ sở y tế

(Baohatinh.vn) - Những năm qua, ngành Y tế Hà Tĩnh không ngừng đổi mới, phát triển dịch vụ, kỹ thuật, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu chăm sóc sức khỏe (CSSK) của nhân dân. Nhân kỷ niệm 64 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, phóng viên Báo Hà Tĩnh đã có cuộc trao đổi với bác sỹ Lê Ngọc Châu - Giám đốc Sở Y tế về kết quả ngành đạt được thời gian qua cũng như nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới.

Kỷ niệm 64 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 (1955-2019)

Nhân lực chất lượng cao là yếu tố sống còn của cơ sở y tế

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh và lãnh đạo ngành Y tế Hà Tĩnh thăm, tặng quà cho bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi.

PV: Thưa ông, những năm qua, ngành y tế Hà Tĩnh đã đạt những kết quả như thế nào trong việc nâng cao sức khỏe, phòng bệnh và kiểm soát bệnh tật?

Ông Lê Ngọc Châu: Thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp nhịp nhàng của các sở, ngành, đoàn thể, các địa phương trong tỉnh và sự quan tâm chỉ đạo về công tác chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế, một số chính sách của tỉnh đối với ngành y tế đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, tạo đà cho việc thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2019 và kế hoạch 5 năm 2016-2020.

Nhân lực chất lượng cao là yếu tố sống còn của cơ sở y tế

Bác sỹ Lê Ngọc Châu - Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh tại cuộc trao đổi với PV Báo Hà Tĩnh (Ảnh: Tuấn Dũng)

Đặc biệt, trong năm 2018, ngành y tế đã thực hiện tốt việc sáp nhập các đơn vị y tế dự phòng tuyến tỉnh, bảo đảm ổn định tổ chức bộ máy. Công tác phòng, chống dịch bệnh được triển khai hiệu quả, không để xẩy ra dịch lớn trên địa bàn; một số trường hợp mắc sốt xuất huyết, quai bị, sởi được khống chế kịp thời. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 98%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể cân nặng và thấp còi là 9,2% và 14,5%.

Chất lượng các bệnh viện tiếp tục được cải thiện. Nhiều dịch vụ kỹ thuật mới, kỹ thuật cao và chuyên sâu từng bước mở rộng, triển khai như: Hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA; phẫu thuật nội soi cắt lách, chấn thương bụng kín, phẫu thuật cắt khối tá tụy; hỗ trợ sinh sản IUI, xạ hình điều trị ung thư bằng hệ thống Spect, đặt máy tạo nhịp tim; phẫu thuật khớp háng, khớp gối, cột sống.

Tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh của y, bác sỹ không ngừng được nâng lên, nhiều cán bộ, y, bác sỹ sẵn sàng hiến máu để cấp cứu bệnh nhân, qua đó, đưa tỷ lệ hài lòng của người bệnh đạt trên 92%.

Nhân lực chất lượng cao là yếu tố sống còn của cơ sở y tế

BVĐK Hà Tĩnh triển khai kỹ thuật phẫu thuật cột sống cho bệnh nhân.

Đặc biệt, trong năm qua, Hà Tĩnh đã hướng mạnh cho tuyến y tế cơ sở. Trên 85% người dân được lập hồ sơ sức khỏe và trở thành một trong những tỉnh đi đầu cả nước về hoạt động quản lý sức khỏe người dân thông qua hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử.

Công tác xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp - an toàn và áp dụng quy tắc 5S đã được các cơ sở y tế triển khai. Toàn tỉnh hiện có 94,6% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Tỷ lệ bao phủ BHYT toàn tỉnh đạt trên 88%.

Nhân lực chất lượng cao là yếu tố sống còn của cơ sở y tế

Nhiều trạm y tế được xây dựng xanh - sạch - đẹp - an toàn.

PV: Chương trình Sức khỏe Việt Nam vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm kêu gọi, phát động toàn dân thực hiện lối sống lành mạnh, dự phòng và phát hiện sớm bệnh tật, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân. Trong năm 2019, Hà Tĩnh sẽ ưu tiên đi sâu thực hiện những lĩnh vực nào và với mục tiêu ra sao, thưa ông?

Ông Lê Ngọc Châu: Thực hiện Chương trình Sức khỏe Việt Nam trên địa bàn tỉnh, Hà Tĩnh sẽ ưu tiên, tập trung đi sâu thực hiện vào một số lĩnh vực:

Thứ nhất, tập trung nâng cao sức khỏe, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực.

Thứ hai, chú trọng bảo vệ sức khỏe và phòng bệnh, CSSK trẻ em và học sinh, phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia; vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm.

Thứ ba, chủ động CSSK ban đầu, kiểm soát bệnh tật, phát hiện sớm và quản lý một số bệnh không lây nhiễm, chăm sóc, quản lý sức khỏe người dân tại cộng đồng, CSSK người cao tuổi, CSSK người lao động.

Nhân lực chất lượng cao là yếu tố sống còn của cơ sở y tế

BVĐK Hà Tĩnh mời các chuyên gia nước ngoài chuyển giao kỹ thuật bằng hình thức "cầm tay chỉ việc"...

Trên cơ sở đó, Hà Tĩnh phấn đấu đạt 3 mục tiêu: Bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực để cải thiện tầm vóc và nâng cao sức khỏe cho người dân; nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của mỗi người dân và cộng đồng để chủ động dự phòng các yếu tố nguy cơ phổ biến đối với sức khỏe nhằm phòng tránh bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng; thực hiện quản lý, CSSK liên tục, lâu dài tại tuyến y tế cơ sở để góp phần giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

PV: Để thực hiện các nội dung đó, ngoài các yêu cầu về cơ sở vật chất và nguồn lực, Hà Tĩnh chuẩn bị như thế nào về con người?

Ông Lê Ngọc Châu: Nguồn nhân lực y tế, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố sống còn của mỗi cơ sở y tế nên ngành đã hết sức chú trọng phát triển nguồn nhân lực bác sỹ.

Ngành đã dành chỉ tiêu biên chế để tuyển dụng bác sỹ. Chỉ đạo xây dựng cơ chế đãi ngộ để thu hút, “giữ chân” cán bộ có chuyên môn giỏi, xây dựng môi trường làm việc tốt, tạo điều kiện tối đa để bác sỹ yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với đơn vị. Kết quả là đã thu hút và đào tạo được nhiều bác sỹ có trình độ chuyên môn cao về làm việc tại các bệnh viện.

Nhân lực chất lượng cao là yếu tố sống còn của cơ sở y tế

Đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, gắn với tập huấn, nâng cao trình độ, kỹ năng cho đội ngũ y bác sỹ.

Tiếp tục tham mưu các chính sách để thu hút đội ngũ bác sỹ mới ra trường về công tác, cùng với đó, tạo điều kiện để bác sỹ đi học chuyên khoa cấp I, II, thạc sỹ, tiến sỹ và có chính sách hỗ trợ đào tạo. Tăng cường công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực bằng nhiều hình thức đào tạo như: Đào tạo chuyên khoa, chuyên sâu tại các trường đại học, các bệnh viện tuyến trung ương; đào tạo chuyển giao kỹ thuật theo hình thức cầm tay chỉ việc, tuyến trên chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới; bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cập nhật kiến thức chuyên môn cho cán bộ, duy trì thường xuyên công tác chỉ đạo tuyến.

Bên cạnh đó, ngành tập trung chỉ đạo đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp - an toàn hướng tới sự hài lòng của người dân. Đây là nhân tố làm nên hình ảnh của ngành y tế Hà Tĩnh.

- Xin cảm ơn ông!

(Thực hiện)

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.