Nhiều địa phương chậm tiến độ gieo trỉa cây trồng cạn

(Baohatinh.vn) - Theo khung kế hoạch, đến 30/6, các loại cây trồng cạn vụ hè thu 2023 trên địa bàn Hà Tĩnh sẽ hoàn thành thời vụ gieo trỉa. Tuy nhiên, đến nay, tiến độ vẫn còn chậm, có loại đạt dưới 10% kế hoạch.

Nhiều địa phương chậm tiến độ gieo trỉa cây trồng cạn

Vừng là một trong những cây trồng chủ lực trong vụ hè thu của huyện Hương Khê.

Theo thông tin từ Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, vụ hè thu, toàn tỉnh sản xuất hơn 10.290 ha cây trồng cạn, trong đó, 2.640 ha đậu, 2.240 ha ngô lấy hạt, 750 ha ngô sinh khối, 397 ha lạc, 556 ha khoai lang, 2.975 ha rau và 737 ha vừng.

Ngô chủ yếu cơ cấu các giống P4311, CP511, CP111, CP512, CP311, CP519, PAC789, PAC558, NK4300, NK6275, MX10, HN68...; đậu xanh sử dụng các giống: VN93-1, VN99-3, ĐX11, ĐX14, ĐX208,... Cây vừng chủ yếu là giống V6, vừng đen địa phương. Sản xuất rau tập trung vào rau muống, họ bầu bí, dưa các loại…

Về kỹ thuật canh tác, đậu xanh, ngô bố trí tập trung trên các vùng bãi phù sa ven sông, vùng chuyên ngô, vùng sau khi thu hoạch cây vụ xuân; yêu cầu đất tơi xốp, cần cày bừa kỹ, sạch cỏ dại.

Nhiều địa phương chậm tiến độ gieo trỉa cây trồng cạn

Theo cơ quan chuyên môn của Sở NN&PTNT, các địa phương cần tiếp tục đốc thúc bà con tích cực bám đồng, gấp rút bổ sung diện tích chưa được gieo trỉa.

Theo khung kế hoạch, thời vụ gieo trỉa các loại cây trồng cạn hè thu tập trung từ khoảng tháng 5 và hoàn thành trước ngày 30/6 (trừ ngô sinh khối). Tuy nhiên, tiến độ sản xuất tại các địa phương đang diễn ra khá chậm. Trong đó, cây lạc chỉ mới gieo trỉa được 35 ha (đạt hơn 8,7% kế hoạch); đậu xanh 945 ha (đạt hơn 35,8%); rau các loại 1.386 ha (đạt gần 46,6%), khoai lang 56 ha (gần 10,1%), ngô 1.200 ha (gần 53,6%), vừng 298 (đạt 41%), chủ yếu tập trung ở huyện Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn…

Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết nắng nóng kéo dài khiến cho việc làm đất, gieo trỉa gặp khó khăn; thời vụ xuống giống cây trồng cạn trùng với thời vụ gieo cấy vụ lúa hè thu nên bà con nông dân đang ưu tiên sản xuất lúa trước; giá một số loại nông sản như: vừng, rau... không cao nên người dân ngại đầu tư.

Trước thực trạng này, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo các địa phương cần tiếp tục đốc thúc bà con tích cực bám đồng, gấp rút bổ sung diện tích chưa được gieo trỉa, hạn chế bỏ hoang diện tích; có thể tranh thủ các đợt mưa dông, thời tiết dịu mát trong những ngày tới để làm đất, xuống giống, phấn đấu đạt diện tích tối đa theo kế hoạch.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.