(Baohatinh.vn) - Sau huyện Can Lộc, huyện Cẩm Xuyên là địa phương thứ 2 trên toàn tỉnh Hà Tĩnh hoàn thành gieo cấy lúa hè thu năm 2023.
Vụ hè thu năm 2023, huyện Cẩm Xuyên phấn đấu sản xuất 9.125 ha lúa, đứng đầu toàn tỉnh về diện tích. Để hoàn thành sớm kế hoạch gieo cấy, huyện Cẩm đã triển khai quyết liệt các giải pháp điều tiết nước tưới phục vụ sản xuất. Theo đó, địa phương đã thành lập nhóm zalo chỉ đạo chống hạn do Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện trực tiếp điều hành.
Bám sát khung thời vụ, ban chỉ đạo điều hành chống hạn và sản xuất hè thu huyện Cẩm Xuyên đã chỉ đạo Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh phối hợp với địa phương điều tiết nước 24/24h cho người dân sản xuất.
Huyện Cẩm Xuyên có gần 200 máy làm đất phục vụ sản xuất lúa hè thu năm 2023
Chỉ trong vòng 12 ngày (từ 28/5 – 9/6), huyện Cẩm Xuyên đã hoàn thành gieo cấy 9.125 ha lúa, đạt tỷ lệ 100% kế hoạch đề ra, trở thành địa phương thứ 2 trên toàn tỉnh hoàn tất kế hoạch gieo cấy lúa hè thu năm 2023.
Tính đến thời điểm này, huyện Cẩm Xuyên đã triển khai phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn trên diện tích 2.480 ha; trong đó có 711,2 ha đã thực hiện chuyển đổi ruộng đất lần 3.
Việc hình thành các ô thửa lớn, tập trung ruộng đất đang tạo thuận lợi cho người dân trong ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất, thực hiện cánh đồng 1 giống, 1 thời vụ, 1 quy trình sản xuất. Đây cũng là yếu tố để Cẩm Xuyên hoàn thành sớm gieo cấy lúa hè thu năm nay.
Vụ xuân năm nay, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) giành thắng lợi trên diện tích 52,5ha lúa hữu cơ với sản lượng đạt trên 260 tấn, tổng giá trị đạt trên 3,5 tỷ đồng. Kết quả này tạo tiền đề để địa phương tiếp tục mở rộng diện tích.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh đề nghị huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) chủ động ứng phó với thời tiết bất lợi, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa xuân đảm bảo kế hoạch đề ra.
Việc kịp thời thu hoạch lúa xuân, nhất là các diện tích bị đổ rạp, ngâm nước sẽ giúp bà con nông dân Hà Tĩnh giảm bớt thiệt hại do thiên tai gây ra, nhất là khi dự báo tiếp tục có mưa.
Muốn có nguyên liệu phục vụ sản xuất, chủ sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh phải huy động nhân viên đến tận vườn hộ để thu hoạch nhưng nhiều thời điểm cũng không có nguyên liệu.
Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
Để đảm bảo sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh, người nuôi tôm Hà Tĩnh đã chủ động triển khai các biện pháp khử khuẩn môi trường nước, ổn định các chỉ số trong ao nuôi.
Vì nhiều lý do mà đến nay, dự án hồ chứa nước Rào Trổ (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn chưa hoàn thành, hệ quả là khu vực đã giải phóng mặt bằng bị người dân lấn chiếm để trồng keo tràm.
Trước việc lúa xuân chưa thu hoạch bị rơm rạ, bèo tây bủa vây, dẫn tới nguy cơ hư hỏng, bà con nông dân ở Hà Tĩnh phải dầm mình trong biển nước mênh mông để cứu lúa.
Chính quyền địa phương và các lực lượng ở huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tập trung lực lượng đẩy bèo ra khỏi ruộng lúa đang chuẩn bị thu hoạch, đồng thời hỗ trợ người dân đưa lúa đi phơi sấy.
Mưa lớn diễn ra trong chiều tối 24/5 đến rạng sáng 25/5 đã làm hàng nghìn ha lúa xuân đang kỳ thu hoạch ở Hà Tĩnh bị đổ ngã và ngập sâu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất cuối vụ.
Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.
Các địa phương ở Hà Tĩnh bị ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ gây ra đang khẩn trương huy động mọi nguồn lực, tập trung hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại và sớm ổn định cuộc sống.
Những dãy nhà Trạm truyền giống chăn nuôi ở xã Châu Bình (Hương Sơn, Hà Tĩnh) hoang tàn, đổ nát, rêu phong... trở thành nơi trú ngụ của chuột, bọ và là nơi chăn thả gia súc gia cầm của người dân địa phương.
Ngoài chủ động ứng phó với mưa lớn, các địa phương Hà Tĩnh cần đôn đốc, hỗ trợ bà con thu hoạch gọn các diện tích lúa xuân để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.
Qua khảo sát, đánh giá mô hình sản xuất lúa hữu cơ DT39 vụ xuân 2025 tại xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) có nhiều ưu điểm vượt trội, năng suất đạt 6 tấn/ha.
Hệ thống thủy lợi ở Hà Tĩnh cơ bản cấp đủ nước tưới cho 45.170 ha lúa hè thu, song, một số vùng cao cưỡng, cuối kênh có nguy cơ hạn hán cục bộ nếu nắng nóng kéo dài.
Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Vụ xuân năm 2025, sản xuất lúa ở Hà Tĩnh tiếp tục khẳng định hiệu quả từ bộ giống chủ lực. Bên cạnh đó, nhiều giống khảo nghiệm cũng cho năng suất, chất lượng cao.
Hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế ở Hương Khê (Hà Tĩnh) được triển khai đa dạng, hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống hội viên, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Bà con nông dân ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân trước dự báo ít ngày tới đây, thời tiết sẽ có mưa kéo dài với lượng mưa dao động 40 - 80mm, có nơi lên tới 100mm.
Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Tĩnh nhấn mạnh, tình trạng đốt rơm rạ không chỉ gây ảnh hưởng đến các loài sinh vật có ích, hệ sinh thái ruộng lúa mà còn gây ô nhiễm môi trường.
Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.