Những kết quả khi chuyển trọng tâm sang dân số và phát triển ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Khép lại một năm khá sôi động với việc duy trì và triển khai các chương trình, đề án nâng cao chất lượng dân số, Hà Tĩnh đạt được những kết quả bước đầu khi chuyển trọng tâm từ DS/KHHGĐ sang dân số và phát triển.

Những kết quả khi chuyển trọng tâm sang dân số và phát triển ở Hà Tĩnh

Chiến dịch chăm sóc SKSS về với các địa bàn thu hút hàng ngàn phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tham gia.

Việc kết thúc 2 đợt chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS)/ KHHGĐ trên địa bàn toàn tỉnh đã giúp các địa phương ở Hà Tĩnh cơ bản hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện các gói dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đề ra trong năm 2023.

Điều quan trọng của chiến dịch còn là việc thu hút hàng nghìn phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tham gia, theo đó, họ được khám, tư vấn, được cung cấp kiến thức và thụ hưởng các dịch vụ nhằm cải thiện SKSS.

Trong năm 2023, Hà Tĩnh tiếp tục duy trì và triển khai các mô hình, đề án nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dân số. Theo đó, Đề án Tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh được triển khai tại 100% xã, phường, tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh ước đạt 64,37%; tỷ lệ trẻ được sàng lọc sơ sinh ước đạt 52%. Đề án “Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS/KHHGĐ cho trẻ vị thành niên, thanh niên cũng tiếp tục được duy trì và mở rộng tại 64 xã, phường, thị trấn.

Những kết quả khi chuyển trọng tâm sang dân số và phát triển ở Hà Tĩnh

Hội thi tìm hiểu sức khỏe sinh sản trở thành sân chơi bổ ích cho học sinh.

Các hoạt động như: sinh hoạt CLB tiền hôn nhân ở các đơn vị cấp xã; “góc thân thiện” về SKSS vị thành niên, thanh niên tại các trường THCS, THPT và tại văn phòng đoàn xã; cung cấp thông tin, tư vấn cho các cặp nam nữ đến đăng ký kết hôn tại tư pháp xã, được duy trì thực hiện tại các địa bàn. Đặc biệt, hoạt động “giao lưu đối thoại SKSS vị thành niên”, “hội thi tìm hiểu kiến thức SKSS vị thành niên”... thực sự là sân chơi ngoại khóa bổ ích cho hàng chục nghìn học sinh trong các nhà trường, giúp các em hình thành kỹ năng sống, ý thức được giá trị của bản thân trong các mối quan hệ, để có hành vi, thói quen ứng xử đúng mực hơn.

Cô Nguyễn Thị Thu Hằng - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Tất Thành (Can Lộc) cho biết: “Trong bối cảnh đời sống còn nhiễu thông tin như hiện nay, việc phối hợp với ngành dân số tổ chức một sân chơi để giúp các em được tiếp cận nguồn tin đáng tin cậy, hiểu rõ hơn về vấn đề SKSS của lứa tuổi mình là điều hết sức cần thiết”.

Song song với các chương trình hoạt động chăm sóc SKSS, góp phần nâng cao chất lượng dân số, Hà Tĩnh cũng đang triển khai nhiều giải pháp để thích ứng những vấn đề về an sinh xã hội và y tế khi tỉnh nhà bước vào giai đoạn già hóa dân số. Theo đó, Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tiếp tục được triển khai tại 100 xã, phường, thị trấn.

Chị Lê Thị Lý - Trưởng phòng Dân số truyền thông (Trung tâm Y tế TX Kỳ Anh) cho biết. “Với sự quan tâm, vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương, ngành dân số đã có nhiều thuận lợi trong thực hiện đề án, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, động viên người cao tuổi sống vui, sống khỏe, làm gương cho con cháu”.

Những kết quả khi chuyển trọng tâm sang dân số và phát triển ở Hà Tĩnh

Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tiếp tục được triển khai tại 100% xã, phường, thị trấn ở Hà Tĩnh.

Theo bác sỹ Phan Trường Sang - Chi cục trưởng Chi cục DS/KHHGĐ tỉnh, dẫu còn nhiều khó khăn nhưng việc duy trì các chương trình, đề án của ngành vẫn diễn ra sôi nổi, tạo cơ hội cho người dân được tiếp cận thêm nhiều kiến thức, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trên hành trình chuyển trọng tâm từ DS/KHHGĐ sang dân số và phát triển, ngành đang nhận được sự quan tâm của tỉnh, sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực không mệt mỏi của những người làm công tác dân số.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?
Hà Tĩnh xuất hiện nhiều ca bệnh Covid-19

Hà Tĩnh xuất hiện nhiều ca bệnh Covid-19

Từ đầu năm đến nay, trên thế giới ghi nhận số ca mắc Covid-19 gia tăng đáng kể. Tại Hà Tĩnh, số ca bệnh cũng có xu hướng tăng nhẹ và lây nhiễm trong cộng đồng.
Thực hư "thần y” chữa bách bệnh ở Hà Tĩnh

Thực hư "thần y” chữa bách bệnh ở Hà Tĩnh

BVĐK Hà Tĩnh liên tục tiếp nhận các ca biến chứng nghiêm trọng do tiêm, chuyền tại cơ sở chữa bệnh “chui”. Thực trạng này cảnh báo tình trạng tùy tiện trong chữa bệnh, đẩy nhiều người vào cảnh tiền mất, tật mang.