Những “ngọn lửa” thắp sáng phong trào đoàn kết

(Baohatinh.vn) - Bằng trách nhiệm và tâm huyết, nhiều cán bộ, công chức và người dân ở Hà Tĩnh đã xây dựng tình đoàn kết trong xã hội, khơi lên sức mạnh, chung sức xây dựng đời sống văn hóa.

bqbht_br_thiet-ke-chua-co-ten-44-6686.jpg

Bí thư Đảng ủy dành nhiều tâm sức phát triển xã văn hóa

Vào các buổi chiều, hình ảnh người cao tuổi tập thể dục, phụ nữ đánh bóng chuyền hơi, các em nhỏ vui đùa ở nhà văn hóa… là điều thường thấy ở xã Tùng Ảnh (Đức Thọ). Các hoạt động văn nghệ, thể thao đã trở thành cầu nối gắn kết tình làng nghĩa xóm, góp phần xây dựng đời sống văn hóa (ĐSVH) ở khu dân cư.

bqbht_br_a1-9030.jpg
Ông Nguyễn Văn Đức - Bí thư Đảng ủy xã Tùng Ảnh (Đức Thọ).

Có được nếp sinh hoạt này là nhờ phần đóng góp không nhỏ của ông Nguyễn Văn Đức - Bí thư Đảng ủy xã Tùng Ảnh. Từng có gần 10 năm (từ năm 2014 đến tháng 6/2023) đảm nhận vai trò Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đức Thọ, ông Đức đã cùng tập thể phòng tham mưu cho UBND huyện triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền về văn hóa tới người dân. Vì thế, từ tháng 7/2023, khi đảm nhận vai trò Bí thư Đảng ủy xã Tùng Ảnh, ông đã đưa ra những định hướng, giải pháp cụ thể để phát triển phong trào văn hóa tại địa phương. Để phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương, ông Nguyễn Văn Đức dành nhiều tâm sức để triển khai các hoạt động truyền thống như lễ hội, hội diễn cho đến các phong trào văn nghệ quần chúng, TDTT… Các hoạt động, phong trào về văn hóa ở xã Tùng Ảnh được tổ chức bài bản, quy mô và nhận được sự tham gia tích cực của người dân.

bqbht_br_a8-33.jpg
Ông Nguyễn Văn Đức cùng cán bộ các đoàn thể xã Tùng Ảnh trao đổi, thảo luận để thực hiện tốt các phong trào tại địa phương.

Ông Đức chia sẻ: “Địa phương thường xuyên tổ chức biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH. Đồng thời, tích cực tuyên truyền, tổ chức các đợt sinh hoạt văn hóa, thành lập các CLB văn nghệ, thể thao… Nhờ đó, 12/12 thôn của xã Tùng Ảnh đã đạt danh hiệu “Thôn văn hóa”. Năm 2023, địa phương có 96% hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”. Các thiết chế văn hóa như nhà văn hóa thôn, ngôi nhà trí tuệ, khu thể thao của tất cả các thôn đều đạt chuẩn, góp phần nâng cao ĐSVH cho người dân... Trước đó, vào năm 2021, xã Tùng Ảnh được công nhận đạt xã NTM kiểu mẫu và xã văn hóa”.

Chị “Hằng văn hóa”

Nhiều cán bộ, công nhân, viên chức và người dân ở TX Kỳ Anh vẫn thường gọi chị Hồ Minh Hằng (Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin thị xã) bằng tên đoàn gọi thân mật như thế. Sở dĩ có tên gọi ấy là vì những dấu ấn chị để lại đối với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở TX Kỳ Anh trong quá trình công tác.

bqbht_br_a2-8739.jpg
Chị Hồ Minh Hằng - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Kỳ Anh.

Chị Hồ Minh Hằng (SN 1987) tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, từng trải qua nhiều vị trí công tác trong lĩnh vực truyền thông, xây dựng Đảng và văn hóa tại các cơ quan, đơn vị TX Kỳ Anh. Ở vị trí công tác nào chị cũng đều dành nhiều tâm huyết cho việc xây dựng ĐSVH. Năm 2021, chị được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin thị xã. Đây chính là điều kiện thuận lợi để chị tiếp tục cống hiến nhiều hơn cho phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH ở TX Kỳ Anh, góp phần đưa phong trào này trở thành sức mạnh nội sinh để chính quyền và người dân hăng hái thi đua xây dựng quê hương.

Từ năm 2021 đến nay, trên cương vị là Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin, chị Hồ Minh Hằng đã tham mưu TX Kỳ Anh ban hành 3 kế hoạch tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW và Kết luận 76-KL/TW; 1 nghị quyết, 1 đề án, 6 chương trình hành động về văn hóa. Đồng thời, biên soạn, xuất bản hơn 5.000 ấn phẩm về văn hóa, con người, tiềm năng, lợi thế TX Kỳ Anh; cùng các đơn vị chuyên môn phối hợp khôi phục lễ hội đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu; tham mưu, thực hiện xây dựng 15 mô hình nhà văn hóa cộng đồng - ngôi nhà trí tuệ; thành lập 317 CLB văn hóa văn nghệ, TDTT; thành lập 11 CLB dân ca ví, giặm tại 11 xã, phường…

bqbht_br_a9-3704.jpg
Chị Hồ Minh Hằng cùng các cán bộ Phòng Văn hóa - Thông tin TX Kỳ Anh trao đổi công việc.

Với những nỗ lực trong công tác, nhiều năm liền chị Hồ Minh Hằng đã được các cấp, ngành tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Trong đó, tháng 6/2024 vừa qua, chị vinh dự được Tỉnh ủy tặng bằng khen tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Xây dựng gia đình mẫu mực, góp phần xây dựng xã hội văn minh

Những năm qua, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH đã được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực, tạo sức lan tỏa sâu rộng trên địa bàn tỉnh. Từ phong trào này đã xuất hiện nhiều gia đình văn hóa tiêu biểu, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào xây dựng ĐSVH ở khu dân cư. Gia đình ông Nguyễn Xuân Lâm (trú tổ dân phố 1, phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh) được xem là “hạt nhân” tiêu biểu của phong trào.

bqbht_br_a5-3221.jpg
Ông Nguyễn Xuân Lâm (trú tổ dân phố 1, phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh)

Từ lâu nay, gia đình ông Lâm luôn gìn giữ truyền thống "kính trên nhường dưới", "ông bà mẫu mực - con cháu thảo hiền". Dưới một mái nhà, 4 thế hệ với 7 thành viên gồm: mẹ ông Lâm (90 tuổi), vợ chồng ông Lâm, vợ chồng con trai cả cùng 2 cháu chung sống hòa thuận, hạnh phúc. Gia đình người con trai út cũng sinh sống tại TP Hà Tĩnh. 2 con trai cùng các con dâu đều là những cán bộ các cơ quan Nhà nước trong tỉnh. Các cháu ngoan ngoãn, học giỏi, là niềm tự hào của ông bà, cha mẹ.

Ông Lâm cho biết: “Đoàn kết, thương yêu nhau là truyền thống bao đời của gia đình tôi. Vợ chồng tôi luôn bảo nhau dạy dỗ con cháu phát huy truyền thống đó. Ngoài ra, để thấu hiểu, gắn bó nhau hơn, cả gia đình thường dành thời gian chia sẻ những câu chuyện vui buồn trong cuộc sống”.

bqbht_br_a7-7986.jpg
Ông Lâm luôn dạy bảo các cháu nhiều điều hay lẽ phải.

Gia đình ông Lâm cũng là hạt nhân trong việc thực hiện các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh khi tích cực tham gia các hoạt động, phong trào tại địa phương như: giữ gìn ANTT, bài trừ các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, giúp đỡ người nghèo… Riêng ông Lâm hiện đảm nhận vai trò là Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh tổ dân phố 1, phường Nam Hà. Trong vai trò đó, ông luôn tích cực tuyên truyền, vận động hội viên và Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Sự gương mẫu của gia đình ông Lâm đã được các cấp chính quyền ghi nhận và đánh giá cao, được cộng đồng tin tưởng, noi gương. Từ năm 1998 đến nay, gia đình ông liên tục được bình chọn là gia đình văn hóa tiêu biểu.

Người “kết nối” ở vùng sơn cước

Hơn 5 năm trước, thôn Phú Lễ (xã Hương Trạch, Hương Khê) còn là vùng quê lạc hậu, nghèo đói, nhưng nay đã là một trong những địa phương xây dựng khu dân cư thông minh đầu tiên của tỉnh. Có được những kết quả đó là nhờ người dân ở đây đã phát huy sức mạnh đoàn kết trong phong trào xây dựng NTM và đời sống văn hóa. Trong đó, người kết nối 123 hộ dân, 513 nhân khẩu (với 80% là đồng bào có đạo) của thôn Phú Lễ chính là ông Nguyễn Hữu Sơn (SN 1968) - Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban Công tác mặt trận thôn.

bqbht_br_a3-4655.jpg
Ông Nguyễn Hữu Sơn - Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban Công tác mặt trận thôn Phú Lễ (Hương Trạch, Hương Khê).

Năm 1986, sau khi tốt nghiệp THPT, ông Nguyễn Hữu Sơn tham gia công tác xã hội tại địa phương với nhiều vai trò như: Bí thư Chi đoàn, sau đó là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Phú Lễ. Năm 2019, ông được bầu giữ chức Bí thư Chi bộ thôn. Nhận nhiệm vụ trong bối cảnh thôn Phú Lễ đang phấn đấu xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, với ông Sơn là một thử thách bởi đây là thôn có xuất phát thấp ở xã Hương Trạch. Tuy nhiên, bằng nhiều cách làm sáng tạo trong tuyên truyền, vận động, ông Sơn cùng cấp ủy và Ban Công tác mặt trận thôn đã khơi lên sức mạnh đoàn kết người dân lương - giáo, cùng tham gia thực hiện các phong trào chung.

bqbht_br_a10.jpg
Một góc nông thôn mới thôn Phú Lễ (xã Hương Trạch, Hương Khê) hôm nay.

Tháng 6/2020, thôn Phú Lễ về đích khu dân cư NTM kiểu mẫu và đạt giải nhất về khu dân cư NTM kiểu mẫu toàn tỉnh. Năm 2024, người dân đã đồng thuận, quyết tâm xây dựng Phú Lễ thành khu dân cư thông minh. Toàn thôn có 4.000m đường bê tông, thảm nhựa cùng hàng rào xanh; các tuyến đường chính được lắp hệ thống camera an ninh và đường điện chiếu sáng; các thiết chế văn hóa được đầu tư đồng bộ; khu vui chơi thể thao có sân bóng chuyền, bóng đá… Đến nay, toàn thôn có 92% gia đình đạt gia đình văn hóa, 85% đạt gia đình thể thao; thu nhập bình quân đầu người đạt quân 63 triệu đồng/năm (tăng 35 triệu đồng so với năm 2019).

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.