Niềm vui xóm đạo Tiến Thủy

(Baohatinh.vn) - Từ một xóm đạo khó khăn, thôn Sông Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang ngày càng “thay da đổi thịt”, mang lại niềm vui cho người dân.

Niềm vui xóm đạo Tiến Thủy

Chuyển đổi nghề đã giúp xóm đạo Tiến Thủy ngày càng “thay da đổi thịt”.

Nằm ở hạ lưu cống Đò Điểm, hơn 200 hộ dân xóm đạo Tiến Thủy (thôn Sông Hải, xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà) sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy sản với trên 70 chiếc thuyền đánh cá trên sông Nghèn và trong lộng biển Cửa Sót. Tháng 3/2008, para Đò Điểm trên sông Nghèn hoàn thành, đưa vào sử dụng thì ngư trường bị thu hẹp, nghề chài lưới chỉ hoạt động ở hạ lưu sông Hạ Hoàng. Một số tàu thuyền ngư cụ được thanh lý, đền bù nhưng khoản tiền ấy không đủ để đầu tư đóng tàu đánh bắt xa bờ, không có đất nông nghiệp nên việc chuyển đổi nghề càng khó khăn. Số đông lao động không có việc làm, cuộc sống người dân xóm đạo hết sức bấp bênh.

Trước những khó khăn của người dân, từ năm 2010, huyện Thạch Hà và xã Thạch Sơn đã vận động người dân thôn Sông Hải chuyển đổi nghề đánh bắt cá sang nuôi cá lồng bè trên sông. Theo đó, mỗi lồng bè được Nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng để mua vật tư và cá giống. Người dân hăng hái chuyển đổi mô hình, năm đầu mới hơn chục mô hình, đến nay đã phát triển được 64 lồng bè nuôi cá mú, cá chẽm, cá hồng. Mỗi lồng bè có trên dưới 10 ô lồng. Nhờ chuyển đổi kịp thời nên thu nhập và đời sống của người dân được nâng lên.

Niềm vui xóm đạo Tiến Thủy

Hiện, thôn Sông Hải có 64 ô lồng bè nuôi cá mú, cá chẽm, cá hồng trên sông Nghèn.

Ông Nguyễn Văn Đức - Trưởng thôn Sông Hải cho biết: Nuôi cá lồng bè không tránh khỏi những rủi ro, dịch bệnh. Năm 2019, cá bị sốc nước, chỉ trong vài ngày đã chết hơn chục tấn cá, tổn thất hàng tỷ đồng. Thế nhưng, không ai nản lòng vì đây là hướng đi đúng, đem lại sự đổi đời cho người dân xóm đạo, có năm sản lượng đạt 97 tấn, giá trị thu nhập gần 11 tỷ đồng. Vài năm gần đây, do ô nhiễm nguồn nước và chất lượng giống nên sản lượng có giảm, năm 2022 ước đạt trên 65 tấn.

Theo anh Nguyễn Văn Chắt (thôn Sông Hải): “Thực hiện chủ trương chuyển đổi nghề của địa phương, ngoài nguồn Nhà nước hỗ trợ, năm 2011, tôi đã mạnh dạn vay thêm vốn để nuôi 8 ô lồng, chủ yếu là cá mú. Mỗi năm cho doanh thu gần 1,5 tỷ đồng, trừ vốn đầu tư và chi phí sản xuất, tôi thu lãi hơn 450 triệu đồng”.

Niềm vui xóm đạo Tiến Thủy

Anh Nguyễn Văn Chắt nuôi 8 ô lồng, bình quân mỗi năm lãi 450 triệu đồng.

Cùng với đánh bắt và nuôi trồng, người dân còn phát triển nghề cơ khí, chế biến thủy sản và xuất khẩu lao động. Có thời kỳ, cả thôn có 150 lao động ở nước ngoài. Hiện nay, còn 68 lao động ở Thái Lan và một số nước. Anh Nguyễn Văn Dũng sang Thái Lan từ năm 18 tuổi, sau 10 năm phiêu bạt, anh đã tạo được nguồn vốn kha khá để mở 4 nhà hàng ở Thái Lan và ở quê. Đặc biệt, năm 2020, anh đã đầu tư 2,6 tỷ đồng (chưa tính tiền thuê đất) để nuôi trồng 2.000 m2 tôm công nghệ cao tại địa phương. Vụ đầu tiên đã cho giá trị thu nhập hơn 1,1 tỷ đồng, trừ chi phí sản xuất còn lãi trên 500 triệu đồng. Cơ sở sản xuất của anh thu hút trên 20 lao động, lương mỗi tháng từ 5-15 triệu đồng.

Kinh tế phát triển, đời sống nâng cao, Nhân dân tích cực đóng góp công sức, tiền của để xây dựng đường giao thông, làm nhà văn hóa, nhà thờ và các công trình khác. Hiện, Sông Hải có 1,2 km đường nội thôn, rộng 5-6m được nhựa hóa và bê tông hóa bằng nguồn xi măng hỗ trợ, người dân đóng góp 745 triệu đồng. Nhà văn hóa thôn rộng 270 m2, huyện và xã hỗ trợ 500 triệu, dân đóng góp 450 triệu đồng. Các công trình đều do dân thi công, không qua nhà thầu nên giảm chi phí xây dựng, đảm bảo chất lượng. Cùng đó, các hoạt động văn hóa, thể thao trong xóm đạo phát triển, là đơn vị dẫn đầu của toàn xã. Đặc biệt, đội thuyền của thôn được huyện chọn tham dự giải đua thuyền toàn tỉnh và thường đạt giải cao.

Niềm vui xóm đạo Tiến Thủy

1/3 số hộ đã có nhà cao tầng, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2,6%.

Một địa bàn có nhiều biến động về kinh tế - xã hội, rất dễ bị tác động ngoại cảnh nhưng tình hình an ninh chính trị rất ổn định. Người dân sống nhân ái, đoàn kết, tích cực hưởng ứng các hoạt động từ thiện nhân đạo với phương châm hành động “Bác ái là hoa trái của tình thương”.

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Sông Hải cho hay: “Ở xóm đạo quê tôi, việc đạo, việc đời luôn hòa quyện với nhau. Mỗi việc liên quan đến cuộc sống của Nhân dân, đến phong trào của địa phương luôn được Ban cán sự thôn và Ban hành giáo bàn bạc dân chủ, tạo thống nhất cao, cùng chung tiếng nói để vận động Nhân dân cùng làm”. Nhờ đó, phong trào rất bền vững, đường làng ngõ xóm phong quang sạch sẽ, nhà ở được xây dựng kiên cố, trong đó 1/3 số hộ đã có nhà cao tầng, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2,6%.

Đến xóm đạo Tiến Thủy (thôn Sông Hải) dịp này tràn ngập niềm vui, người dân lo trang trí, làm đẹp nhà thờ và các cơ sở phúc lợi, vệ sinh đường sá sạch sẽ để đón mùa Giáng sinh an lành. Gương mặt người dân xóm đạo đều rạng ngời niềm tin ở cuộc sống.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề GIÁNG SINH - NOEL 2024

Đọc thêm

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Nhu cầu lao động ở Nhật Bản tăng nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nguồn, phải “mua” lại từ môi giới với giá 20-30 triệu đồng mỗi người để kịp đơn hàng.
Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống.
Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 cũng quy định 3 trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bị tạm dừng hưởng chế độ như luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh.
5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.