Nỗ lực giảm nghèo ở xã khó khăn của Hương Sơn

(Baohatinh.vn) - Sự chung tay của cả hệ thống chính trị và nỗ lực của người dân ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã giúp địa phương giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo theo từng năm.

IMG_4118.JPG
Ông Hồ Hữu Tình (SN 1953, thôn Kim Bằng) chia sẻ với cán bộ xã Sơn Bằng về kinh nghiệm nuôi ong.

Mặc dù là địa phương có diện tích khá nhỏ, số lượng dân số không đông nhưng Sơn Bằng lại là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo khá cao so với những địa phương khác trên địa bàn huyện Hương Sơn. Năm 2021, toàn xã còn 45 hộ nghèo, 74 hộ cận nghèo, chủ yếu rơi vào nhóm đối tượng người cao tuổi và người khuyết tật, hưởng bảo trợ xã hội. Vì thế, việc lựa chọn các giải pháp trong công tác giảm nghèo bền vững ở xã Sơn Bằng gặp nhiều khó khăn.

Chủ tịch Hội LHPN xã Sơn Bằng Thái Thị Hồng Hoa cho biết: "Khó nhất là việc hỗ trợ mô hình sinh kế đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo có độ tuổi từ 65 tuổi trở lên. Sau nhiều cuộc họp bàn, xã Sơn Bằng lựa chọn hỗ trợ những mô hình khá phù hợp, dễ làm như: nuôi gà, nuôi ong lấy mật, nuôi bò. Bên cạnh phối hợp với Hội Nông dân xã hỗ trợ sinh kế bằng các mô hình cụ thể, Hội LHPN và các tổ chức hội còn kết nối làm hồ sơ cho các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội và Quỹ Phát triển phụ nữ để phát triển kinh tế".

IMG_4108.JPG
Nhờ được hỗ trợ 4 mô hình ong giống, gia đình ông Hồ Hữu Tình đã thoát nghèo.

Tính từ năm 2019 đến nay, trung bình mỗi năm, Hội Nông dân và Hội LHPN xã Sơn Bằng đã hỗ trợ được 4 – 6 mô hình nuôi bò (10 triệu đồng/mô hình), 8 – 10 mô hình nuôi dê (15 triệu đồng/mô hình), 20 mô hình nuôi ong lấy mật trị giá 20 triệu đồng/mô hình. Ngoài ra, mỗi năm các tổ chức hội còn kết nối cho 156 hộ dân thuộc hộ nghèo, cận nghèo, thoát cận nghèo được vay vốn để phát triển kinh tế.

“Nhiều năm trong danh sách hộ nghèo, tôi cũng cảm thấy tủi thân nhưng vì ngoài chăm chút 3 sào ruộng, gia đình chẳng biết làm gì để tăng thêm thu nhập. Năm 2019, nhận được hỗ trợ hơn 50 cây ăn quả các giống: ổi Đài Loan, mít Thái Lan nên chúng tôi có định hướng để phát triển kinh tế. Năm 2020, gia đình được nhận thêm 1 con bò cái, sinh sản được 2 con bê con nên cuộc sống ngày càng cải thiện, vươn lên thoát nghèo” - chị Lê Thị Ngọc (thôn Phúc Bằng) vui mừng chia sẻ.

IMG_4147.JPG
Chị Nguyễn Thị Lành (SN 1984, thôn Kim Bằng) nhờ nhận hỗ trợ mô hình nuôi bò nên từ hộ nghèo trở thành hộ cận nghèo của xã.

Cùng đồng hành với “cuộc chiến” giảm nghèo bền vững ở xã Sơn Bằng trong những năm qua, các tổ chức như: Hội Cựu chiến binh, Đoàn xã, Công đoàn xã Sơn Bằng đã vào cuộc quyết liệt. Ngoài việc hỗ trợ hàng trăm ngày công, 5 năm qua các tổ chức còn kêu gọi kết nối các mạnh thường quân, các tổ chức hảo tâm trong và ngoài tỉnh ủng hộ 175 hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền hơn 1,2 tỷ đồng.

Đặc biệt, 5 năm lại nay, xã Sơn Bằng đã huy động được nguồn lực hơn 2 tỷ đồng, làm mới 29 nhà đại đoàn kết, nhà tình thương… giúp những hộ gia đình nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn nâng cao chất lượng sống.

Chủ tịch Uỷ ban MTTQ xã Sơn Bằng Nguyễn Thị Tuyết cho biết: "Tuỳ theo yêu cầu của nhà tài trợ, chính quyền địa phương sẽ nỗ lực đáp ứng giúp đỡ các hộ khó khăn. Những nỗ lực của toàn xã trong công tác giảm nghèo bước đầu đã cho những "quả ngọt". Năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo ở xã Sơn Bằng là 4,67%, hộ cận nghèo là 7,68%; đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,21%, cận nghèo là 3,83%. Dự kiến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo ở xã Sơn Bằng chỉ còn 3,06%, cận nghèo 3,52%".

Sơn Bằng là xã thuần nông, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, đây là địa phương thấp trũng, thường xuyên bị chia cắt trong mùa mưa lũ nên đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.

Nhờ sự nỗ lực vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đến nay, nhiều hộ đã thoát nghèo, đời sống được nâng lên đáng kể. Sơn Bằng trở thành một trong những điểm sáng trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện Hương Sơn

Ông Lê Đình Phước - Phó Trưởng phòng Lao động thương binh & Xã hội Hương Sơn,

Chủ đề Vì người nghèo

Đọc thêm

9X Hà Tĩnh nuôi gà siêu trứng, thu 7 tỷ đồng mỗi năm

9X Hà Tĩnh nuôi gà siêu trứng, thu 7 tỷ đồng mỗi năm

Với quy mô hơn 24.000 con gà siêu đẻ loại Isa Brown và D310, anh Nguyễn Như Đức (SN 1991) - Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Như Gia ở xã Cẩm Quang (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã nhân rộng chuỗi tiêu thụ, đạt doanh thu 7 tỷ đồng/năm.
Mùa hồng giòn tươi vui ở Vũ Quang

Mùa hồng giòn tươi vui ở Vũ Quang

Mùa hồng giòn năm nay, bà con nông dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) rất phấn khởi vì không chỉ được mùa mà còn được giá.
Khai mạc tuần lễ hồng Bình Du Vũ Quang

Khai mạc tuần lễ hồng Bình Du Vũ Quang

Hoạt động này nhằm giới thiệu, quảng bá đặc sản hồng Bình Du và các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đến với người tiêu dùng trong và ngoài địa phương.
Vũ Quang có thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

Vũ Quang có thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

Các sản phẩm OCOP không chỉ góp phần mang lại thu nhập ổn định cho cơ sở sản xuất mà còn góp phần hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Khấm khá nhờ nuôi con “đặc sản”

Khấm khá nhờ nuôi con “đặc sản”

Với chi phí thấp, đầu ra ổn định, mô hình nuôi dúi và chồn hương sinh sản của anh Nguyễn Văn Hùng ở thị trấn Xuân An (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Lo phòng ngừa dịch bệnh cho tôm sau mưa lớn

Lo phòng ngừa dịch bệnh cho tôm sau mưa lớn

Người nuôi tôm Hà Tĩnh đang tăng cường áp dụng các biện pháp ổn định môi trường ao nuôi và tăng sức đề kháng, giảm thiểu dịch bệnh sau đợt mưa lớn vừa qua.