Nông dân Hà Tĩnh chật vật khi giá phân bón tăng “phi mã”

(Baohatinh.vn) - Giá cả các loại phân bón đang tăng phi mã. Với đà tăng giá này, người trồng lúa trên địa bàn Hà Tĩnh đang đối mặt nguy cơ sản xuất vụ xuân năm 2022 không có lãi.

Vụ xuân 2022, gia đình ông Nguyễn Minh Biển ở thôn 7A, xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên gieo trồng hơn 20 sào lúa. Để bón lót trước khi xuống giống, ông Biển cần phải mua ít nhất 300 kg phân bón NPK Con Ó. Năm ngoái, giá bán loại phân bón này dao động từ 4.600 – 4.800 đồng/kg thì năm nay, mức giá đã lên đến 6.800 – 7.000 đồng/kg.

Nông dân Hà Tĩnh chật vật khi giá phân bón tăng “phi mã”

Ông Nguyễn Minh Biển mua phân bón để phục vụ sản xuất lúa xuân 2022.

Ông Biển cho biết: “Giá tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái nên chi phí phân bón của gia đình tôi đã đội lên gần 1 triệu đồng. Một vụ sản xuất đến khi thu hoạch phải từ 3 - 4 lần bón phân mà giá cả đang tăng từng ngày như vậy thì nông dân chúng tôi lỗ nặng”.

Câu chuyện của ông Biển đang là nỗi lo, trăn trở của đa số nông dân Hà Tĩnh trong vụ sản xuất lúa xuân 2022. Bà Nguyễn Thị Thảo (thôn Mới, xã Xuân Lộc, Can Lộc) chia sẻ: “Từ tháng 4 năm 2021 đến nay, giá phân bón tăng chóng mặt. Riêng 3 tháng trở lại đây, giá nhiều loại phân bón tăng thêm 50% khiến chúng tôi gặp khó khăn cho việc cân đối gieo trồng. Để đỡ chi phí, tôi phải ủ thêm phân chuồng gia tăng sản xuất vụ này”.

Nông dân Hà Tĩnh chật vật khi giá phân bón tăng “phi mã”

Giá tất cả các loại phân bón đều tăng hơn so với năm 2021

Theo khảo sát, thời điểm này, mức giá phân bón tăng trung bình từ 30 – 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, tăng mạnh nhất là đạm ure Phú Mỹ (tăng từ 7.700 – 8.000 đồng/kg lên 19.000 – 20.000 đồng/kg).

Kế đến, phân NPK Phú Mỹ cũng tăng từ 9.500 – 10.000 đồng/kg lên 14.000 – 14.500 đồng/kg; phân NPK Nghệ An tăng từ 8.900 – 9.200 đồng/kg lên 14.100 – 14.500 đồng/kg…

Nông dân Hà Tĩnh chật vật khi giá phân bón tăng “phi mã”

Vào vụ gieo nhưng giá phân bón tăng cao nên người nông dân hết sức vất vả

Kinh doanh vật tư nông nghiệp gần 20 năm nay, ông Hoàng Bá Chiến – chủ cửa hàng Thái Chiến (xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên) chia sẻ: “Mức giá phân bón tăng đều ở tất cả các loại sản phẩm. Vào vụ gieo, giá phân bón cũng bị các nhà sản xuất đẩy lên vì thời điểm này nhu cầu sử dụng mặt hàng này nhiều. Việc tăng giá không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất của bà con nông dân mà công việc kinh doanh của các cửa hàng vật tư nông nghiệp cũng sụt giảm đáng kể. Như cửa hàng tôi một mùa phân phối trên 10 tấn phân bón các loại nhưng năm nay sợ bà con cắt giảm lượng mua nên chỉ nhập về 7 tấn, số còn lại nếu người dân có nhu cầu thì sẽ nhập bổ sung sau”.

Phân tích về nguyên nhân các loại phân bón tăng giá “phi mã” trong thời gian qua, các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đều cho rằng, do dịch COVID-19 trên phạm vi toàn cầu làm đứt đoạn chuỗi cung ứng nguyên liệu. Dịch bệnh COVID-19 cũng làm chi phí logistics tăng cao. Bên cạnh đó, một số nước có chính sách hạn chế xuất khẩu nên đã đẩy giá các nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất phân bón lên.

Nông dân Hà Tĩnh chật vật khi giá phân bón tăng “phi mã”

Để giảm chi phí sản xuất, người dân nên thay thế phân bón hóa học bằng các loại phân chuồng hữu cơ

Trước tình trạng “leo thang” của giá phân bón nên vụ sản xuất lúa xuân này, nhiều bà con nông dân Hà Tĩnh đã chuyển hướng sang ủ các loại phân lợn, phân trâu bò để làm phân hữu cơ bón cho cây trồng, góp phần làm giảm giá thành sản xuất so với sử dụng phân hoá học.

Ngoài sự chủ động cắt giảm chi phí sản xuất của người dân, trước vụ lúa xuân 2022, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh đã chỉ đạo phòng NN&PTNT các địa phương tăng cường kiển tra, kiểm soát tại các cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng tăng giá, bán hàng không đảm bảo chất lượng, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.