Cá tầng nổi an toàn, nghề biển sẽ hồi sinh!

(Baohatinh.vn) - Sau nhiều tháng chờ đợi, Bộ Y tế kết luận các loại hải sản tầng nổi và vùng đầm nuôi 4 tỉnh miền Trung đều đảm bảo an toàn đang thắp lên hy vọng hồi sinh nghề biển của các địa phương nói chung, Hà Tĩnh nói riêng.

>> Bộ Y tế khuyến cáo người dân về việc ăn hải sản miền Trung

ca tang noi an toan nghe bien se hoi sinh

Ngư dân chuyển hàng lên bờ sau chuyến biển ở Cửa Sót (Thạch Kim - Lộc Hà)

Làng biển Thạch Kim (Lộc Hà) sáng nay (21/9) đầy ắp tiếng cười. Trên gương mặt ngư dân, ai ai cũng ngời lên niềm vui sướng. Dường như, lúc này họ chỉ mải nói về tin vui sau kết luận cá an toàn được Bộ Y tế công bố hôm qua.

Anh Phạm Vĩnh Hải (quê xã Thạch Bằng, Lộc Hà), một chủ thu mua cá lớn tại cảng Cửa Sót, phấn khởi: “Cá tầng nổi chúng tôi đã ăn hàng tháng nay, kể từ khi có kết luận nước biển trong khu vực an toàn. Thế nhưng, người dân thì vẫn dè dặt, nên hầu như không bán được. Trước đây, mỗi tháng, doanh thu bán lẻ cho các chợ đầu mối của chúng tôi khoảng 1,5 - 2 tỷ đồng nhưng từ khi xảy ra sự cố thì không hề bán được con nào. Nay, thông tin được công bố, chúng tôi rất phấn khởi. Hy vọng thời gian tới, hoạt động kinh doanh của chúng tôi ấm lại”.

Ngư dân Trần Thị Liên (thôn Sơn Bằng, xã Thạch Kim) chia sẻ: “Tôi có tàu xa bờ 250 CV đánh xa khơi, nhưng cũng ảnh hưởng nặng nề do sự cố môi trường biển. Mặc dù thời gian gần đây giá cá xa bờ đã tăng lên nhưng vẫn chưa được như trước. Hy vọng, sau thông tin này, thị trường tiêu thụ ổn định lại; giá cả các mặt hàng tiếp tục được nâng lên”.

ca tang noi an toan nghe bien se hoi sinh

Cá tầng nổi lại đắt khách như xưa

Chung niềm vui này, ngư dân Lại Thế Sơn (xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên) cho biết: “Hôm qua đến giờ, ngư dân chúng tôi vui mừng khôn tả. Nhà ai cũng mua cá về cho con cái ăn cho thỏa cơn thèm bấy lâu. Sáng nay, vợ tôi mua cá bè gai, giá đã lên đến 180 ngàn đồng/kg, cao gấp đôi mấy ngày trước. Thông tin này chắc chắn sẽ làm sống lại hoạt động khai thác biển. 100% tàu thuyền của ngư dân chúng tôi đã sẵn sàng mọi thứ, chờ sau cơn biển động này sẽ đồng loạt đi khai thác, kể cả các thuyền nhỏ”.

Giám đốc Ban quản lý Cảng cá Hà Tĩnh - Bùi Tuấn Sơn phấn khởi: “Nghe thông tin này, tôi hết sức vui mừng. Bao nhiêu năm gắn bó với bà con ngư dân nơi đây, thấy cuộc sống họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự cố môi trường mà buồn. Cá tầng nổi, tầng giữa được kết luận an toàn, hy vọng sẽ sớm sống lại hoạt động khai thác. Cảng Cửa Sót sẽ lại nhộn nhịp như xưa”.

ca tang noi an toan nghe bien se hoi sinh

Nhộn nhịp mua bán hải sản ở cảng cá Cửa Sót

Chủ tịch xã Thạch Kim Hà Minh Tân hồ hởi: “Tin này quá vui mừng đối với cá nhân tôi cũng như bà con ngư dân trong xã. Toàn xã có gần 700 lao động trực tiếp khai thác và 2.200 lao động liên quan dịch vụ hậu cần nghề cá nên khi biển gặp sự cố, thực sự chúng tôi vô cùng lo lắng. Bây giờ, có thông tin này, hy vọng người dân sẽ quay lại với hải sản; ngư dân chúng tôi sẽ sớm ổn định cuộc sống”.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lê Đức Nhân, cho biết: Ngay khi có thông tin này, Sở đã triển khai hướng dẫn cụ thể các danh mục các loại cá tầng đáy để người tiêu dùng biết, không sử dụng (chi tiết mời xem tại đây: danh-muc.pdf).

Ngành cũng hướng dẫn các địa phương tăng cường công tác tuyên tryền; hướng dẫn bà con không đánh bắt các loại hải sản tầng đáy cũng như không sử dụng các dụng cụ đánh bắt nghề tầng đáy. Các ngành chức năng, địa phương cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền để nhân dân biết, sử dụng các sản phẩm được kết luận an toàn, tránh các loại hải sản tầng đáy chưa an toàn… nhằm vực dậy lĩnh vực kinh tế quan trọng này.

Sau nhiều tháng chờ đợi, kết luận các loại cá tầng nổi an toàn đã xóa dần bức tranh ảm đạm bao trùm các làng biển bấy lâu. Bằng các kết luận khoa học, cẩn trọng, kỹ càng của ngành chuyên môn, tin rằng người dân sẽ quay lại sử dụng các loại hải sản. Nghề biển lại hồi sinh.

Qua kết quả phân tích hơn 1.040 mẫu hải sản được lấy hàng ngày ở các cảng cá, đầm nuôi, thuyền cá tại 4 tỉnh miền Trung và 300 mẫu hải sản đối chứng ở Hải Phòng, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bộ Y tế khẳng định: Đến nay, tất cả hải sản như cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, cá bạc má, cá hố, cá bò, cá cam, cá trích, cá đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống tại tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh miền Trung đều đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm.

Nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không sử dụng các loại hải sản: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực cá đuối, cá đục, bạch tuộc và các loại hải sản sống ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý.

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Chủ đề Khai thác tài nguyên trái phép

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.