Can Lộc phấn đấu hoàn thành kế hoạch tích tụ ruộng đất năm 2024

(Baohatinh.vn) - Việc thực hiện tích tụ ruộng đất ở Can Lộc (Hà Tĩnh) đã tạo điều kiện để tiến tới xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Chiều 9/11, UBND huyện Can Lộc tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 01-NQ/HU ngày 20/8/2020 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tập trung, tích tụ ruộng đất; lấy ý kiến xây dựng các chính sách hỗ trợ sau khi HĐND huyện ban hành nghị quyết bãi bỏ các chính sách.

Can Lộc phấn đấu hoàn thành kế hoạch tích tụ ruộng đất năm 2024

Toàn cảnh hội nghị.

Để thực hiện mục tiêu tập trung ruộng đất, hình thành vùng sản xuất quy mô lớn trên diện tích hơn 3.800 ha vào vụ xuân năm 2024, UBND huyện Can Lộc đã sớm ban hành kế hoạch cụ thể và tổ chức ra quân triển khai tập trung ruộng đất. Huyện cũng đã chọn 6 xã: Thượng Lộc, Tùng Lộc, Kim Song Trường, Trung Lộc, Vượng Lộc, Sơn Lộc thực hiện chuyển đổi ruộng đất quy mô toàn xã với hơn 2.640 ha.

Các địa phương còn lại thực hiện phương án 3 (vừa kết hợp giữa chuyển đổi ruộng đất và xây dựng cánh đồng mẫu theo tiêu chí của UBND huyện) trên khoảng 1.170 ha.

Can Lộc phấn đấu hoàn thành kế hoạch tích tụ ruộng đất năm 2024

Chủ tịch UBND xã Kim Song Trường Nguyễn Anh Tuấn: Xã đang tập trung cao độ cho việc thực hiện tích tụ ruộng đất, phấn đấu đến trước ngày 30/11 bàn giao đất cho dân.

Từ sự chỉ đạo của huyện, các địa phương, đơn vị đã bám sát chủ trương và triển khai kịp thời. Đến nay, toàn huyện có 15/17 xã, thị trấn đã ra quân thực hiện mô hình tập trung ruộng đất.

Toàn huyện đã thực hiện đắp 101.800m đường giao thông và kênh mương nội đồng, khối lượng đất đã đào đắp 535.550 m3, cất bốc 482 ngôi mộ, huy động 98 máy cơ giới để thực hiện mô hình.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nêu ra một số bài học kinh nghiệm, những tồn tại khó khăn trong việc thực hiện nghị quyết; đề xuất, kiến nghị một số giải pháp để thực hiện tốt đề án tích tụ ruộng đất trong thời gian tới. Các đại biểu cũng đã nêu những kiến nghị, đề xuất các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM...

Các đại biểu cũng thảo luận xây dựng các chính sách hỗ trợ sau khi HĐND huyện ban hành nghị quyết bãi bỏ các chính sách.

Can Lộc phấn đấu hoàn thành kế hoạch tích tụ ruộng đất năm 2024

Chủ tịch UBND huyện Can Lộc Đặng Trần Phong kết luận hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND huyện Can Lộc Đặng Trần Phong ghi nhận nỗ lực của các địa phương trong quá trình triển khai Nghị quyết 01-NQ/HU ngày 20/8/2020 của Ban Thường vụ Huyện ủy.

Để đảm bảo kế hoạch năm 2023, huyện đồng ý chủ trương cho các địa phương ứng nguồn hỗ trợ cất bốc mồ mả; đồng thời đề nghị tranh thủ thời tiết thuận lợi triển khai các phần việc để đảm bảo thời vụ. Quá trình thực hiện, các đơn vị cần thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, cách làm hay trong tích tụ ruộng đất; giao các phòng chuyên môn tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, tìm giải pháp tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện cho người dân hấp thụ các chính sách của tỉnh.

Phòng NN&PTNT, Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi cần tiếp tục đồng hành với các địa phương tìm kiếm đối tác để liên kết sản xuất các mô hình lớn gắn với áp dụng khoa học kỹ thuật; sản xuất các mô hình thương hiệu gạo theo hướng hữu cơ...

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.