Giá trị khai thác thủy hải sản của Hà Tĩnh ước đạt hơn 1.900 tỷ đồng

(Baohatinh.vn) - Ngư trường ổn định, ngư dân tích cực bám biển vươn khơi nên từ đầu năm đến nay sản lượng khai thác hải sản của Hà Tĩnh ước đạt 39.500 tấn, cho giá trị sản xuất khoảng 1.902 tỷ đồng.

Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, anh Nguyễn Văn Trường ở thị trấn Lộc Hà (huyện Lộc Hà) cùng 7 bạn nghề sẽ đều đặn đi biển 2 - 3 chuyến/tuần, vùng đánh bắt cách bờ khoảng 25 hải lý, mỗi chuyến 2 ngày đêm. Trong chuyến biển gặp may mắn, con tàu 285 CV của họ có thể đánh bắt được 9 tạ đến 1 tấn hải sản các loại, bán được khoảng 18 - 20 triệu đồng; sau khi trừ chi phí, mỗi lao động nhận được mức thù lao 1,4 triệu đồng/chuyến, chủ tàu được hưởng gấp đôi. Trường hợp thời tiết bất lợi thì sản lượng thấp hơn và mức thu nhập của mỗi lao động khoảng 1 triệu đồng/chuyến.

Giá trị khai thác thủy hải sản của Hà Tĩnh ước đạt hơn 1.900 tỷ đồng

Mỗi sớm, đoàn tàu khai thác biển của ngư dân Lộc Hà lại trở về cảng Cửa Sót với cá nặng đầy khoang.

Anh Nguyễn Văn Trường (chủ tàu HT 902378 TS) chia sẻ: “Năm nay “trời yên biển lặng”, ngư trường ổn định, giá hải sản tương đối cao nên ngư dân chúng tôi phấn khởi ra khơi. Nếu thời tiết thuận lợi, mỗi tháng chúng tôi đi biển khoảng 13 - 14 chuyến, mùa mưa bão thì khoảng 10 chuyến. Nguồn thu nhập từ đi biển (khoảng 14 – 18 triệu đồng/người/tháng) đủ để trang trải cuộc sống thường ngày cho gia đình”.

Giá trị khai thác thủy hải sản của Hà Tĩnh ước đạt hơn 1.900 tỷ đồng

Cảng cá Thạch Kim luôn tấp nập cảnh bán, mua vào mỗi buổi sáng.

Cũng như ngư dân Nguyễn Văn Trường, năm nay, hàng nghìn lao động trên 305 tàu thuyền khai thác hải sản ở Lộc Hà đã khắc phục khó khăn, duy trì nhịp điệu sản xuất ổn định. Nhờ các yếu tố liên quan đến sản xuất tương đối thuận lợi, các cấp, ngành tăng cường chỉ đạo, giám sát, hỗ trợ và bà con ngư dân hăng say lao động nên sản lượng khai thác hải sản đạt 2.864 tấn, cho giá trị sản xuất khoảng 190 tỷ đồng. Trong đó, các nghề cho sản lượng lớn, giá trị cao là câu khơi, xăm mười, te, đáy, dạ...

Hòa trong không khí lao động, sản xuất chung, năm nay ngư dân Nghi Xuân cũng phấn khởi vì đánh bắt được nhiều “lộc biển”. Chị Ngô Thị Bích Thủy – công chức Phòng NN&PTNT cho biết: “Năm 2023, đội tàu đánh bắt hải sản (534 chiếc) trên địa bàn huyện hoạt động khá tích cực và hiệu quả, mang về sản lượng khai thác ước đạt 5.894 tấn, cho giá trị kinh tế khoảng 390 tỷ đồng. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, ngoài động viên, khuyến khích, hỗ trợ ngư dân bám biển vươn khơi thì công tác quản lý Nhà nước về khai thác đã được tăng cường, hoạt động tuần tra, kiểm soát được các lực lượng chức năng thực hiện thường xuyên...”.

Giá trị khai thác thủy hải sản của Hà Tĩnh ước đạt hơn 1.900 tỷ đồng

Ngư dân Nghi Xuân thu hoạch cá cháo.

Các địa phương ven biển khác như: Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh đều tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động khai thác thủy hải sản. Cùng đó, các cấp, ngành đã tập trung triển khai Luật Thủy sản 2017, các nghị định, thông tư, hướng dẫn có liên quan và các chỉ đạo của UBND tỉnh về triển khai các giải pháp phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU. Bà con ngư dân cũng tranh thủ thời tiết, ngư trường, thị trường tiêu thụ và các yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động sản xuất, nhất là các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như: cá thu, cá chim, cá đuối, mực, tôm he, cua, ghẹ...

Đặc biệt, năm nay, cơ cấu nghề khai thác thủy sản tiếp tục chuyển dịch mạnh theo hướng phát triển các loại nghề có tính chọn lọc cao, ít gây hại đến ngư trường, có thể vươn khơi dài ngày để khai thác các loài có giá trị. Nổi bật như: nghề bóng ghẹ trên đội tàu có chiều dài từ 12 - 20m tại Cẩm Lộc (Cẩm Xuyên) đạt năng suất từ 20 - 25 tấn/tàu/năm, doanh thu từ 1,8 - 2 tỷ đồng/tàu/năm; nghề bóng mực kết hợp câu khơi trên đội tàu có chiều dài từ 15m trở lên tại xã Kỳ Hà (TX Kỳ Anh) đạt năng suất trên 13 tấn sản phẩm/năm, đạt doanh thu từ 3 - 5 tỷ đồng/năm/tàu...

Giá trị khai thác thủy hải sản của Hà Tĩnh ước đạt hơn 1.900 tỷ đồng

Ngư dân Kỳ Phương (TX Kỳ Anh) thu hoạch những mẻ lưới đánh cá tầng nổi gần bờ.

Ông Lưu Quang Cần - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh (Sở NN&PTNT) thông tin: Năm 2023, chúng tôi đã tăng cường công tác tham mưu, chỉ đạo, quản lý khai thác, đăng ký, đăng kiểm, phòng chống khai thác IUU và thực hiện hiệu quả, kịp thời các chính sách phát triển khai thác thủy sản. Ngành cũng phối hợp với chính quyền các cấp bám sát cơ sở, thường xuyên theo dõi diễn biến ngư trường, tình hình thời tiết, khí hậu để chỉ đạo, hướng dẫn bà con sản xuất hiệu quả, đảm bảo an toàn... Nhờ vậy, đội tàu 2.735 chiếc toàn tỉnh đã đánh bắt được 39.500 tấn (khai thác biển 34.850 tấn, còn lại khai thác nội địa), đạt 106,2% kế hoạch năm, tăng 1,52% so với năm trước, cho giá trị sản xuất khoảng 1.902 tỷ đồng.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.
Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, mật ong Thức Dung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.