Giá trứng gia cầm tăng trở lại, người chăn nuôi Hà Tĩnh phấn khởi

(Baohatinh.vn) - Gần 1 tháng trở lại đây, giá trứng gia cầm tại Hà Tĩnh tăng nhanh trở lại sau chuỗi thời gian dài "chạm đáy", khó tiêu thụ.

Giá trứng gia cầm tăng trở lại, người chăn nuôi Hà Tĩnh phấn khởi

Giá trứng gia cầm tăng nhanh trở lại, người chăn nuôi đã bắt đầu có lãi sau thời gian dài kinh doanh ảm đạm.

Chị Võ Thị Hoa - một hộ chăn nuôi gia cầm nhiều năm tại xã Thạch Đài (Thạch Hà) cho biết: Gia đình chị đang có gần 700 con vịt và 300 con gà lấy trứng, mỗi ngày cung cấp cho thị trường từ 700 - 800 quả trứng. Thời gian vừa qua, tất cả các hộ chăn nuôi trong tỉnh trải qua giai đoạn khủng hoảng vì giá trứng gia cầm giảm. Giá xuống thấp kỷ lục khiến nhiều hộ chăn nuôi thua lỗ, nằm trên bờ vực phá sản.

"Thời điểm này, giá trứng trên thị trường có chiều hướng tăng mạnh trở lại, tạo sự phấn khởi cho các hộ chăn nuôi như tôi. Hiện nay, giá các loại trứng đều đang trong đà tăng mạnh từ 600 – 700 đồng/quả, giá trứng vịt đã đạt 2.000 đồng/quả, trứng gà ta 3.000 đồng/quả, trứng gà công nghiệp từ 1.500 – 1.800 đồng/quả" - chị Hoa cho biết thêm.

Giá trứng gia cầm tăng trở lại, người chăn nuôi Hà Tĩnh phấn khởi

Nguyên nhân giá trứng gia cầm tăng nhanh trở lại là do nhu cầu làm nguyên liệu cho mùa bánh Trung thu sắp đến, trong khi nguồn cung trứng lại hạn chế.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Thuỷ ( xã Khánh Lộc, Can Lộc) cũng thường xuyên có thương lái đến tìm mua trứng số lượng lớn với giá cao và ổn định. Hiện, chị đang nuôi 3.000 con gà công nghiệp, mỗi ngày cung cấp ra thị trường từ 2.000 - 2.200 quả trứng.

Chị Thủy vui vẻ chia sẻ: “Giá trứng công nghiệp có chiều hướng tăng mạnh trở lại, xuất buôn cho các thương lái lớn cao hơn cách đây 2 tháng từ 500 - 600 đồng/quả. Hiện, gia đình chị cũng không còn trứng bị ứ đọng, gà đẻ ngày nào là thương lái đến thu mua ngày đó. Nuôi gà đẻ đã bắt đầu có lãi sau thời gian dài ế ẩm, nên tôi cũng có thêm động lực để tái đàn”.

Theo các cơ sở chăn nuôi, nguyên nhân giá trứng gia cầm tăng nhanh trở lại là do nhu cầu làm nguyên liệu cho mùa bánh Trung thu sắp tới tăng, trong khi nguồn cung trứng lại hạn chế. Đồng thời, việc dịch tả lợn châu Phi lây lan trên diện rộng tại Hà Tĩnh đã khiến người tiêu dùng chọn các thực phẩm thay thế, trong đó có trứng gia cầm.

Giá trứng gia cầm tăng trở lại, người chăn nuôi Hà Tĩnh phấn khởi

Dù giá trứng tăng, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chỉ cố gắng duy trì tổng đàn ở mức ổn định chứ không dám "mạo hiểm" đầu tư tăng đàn.

Chị Lê Thị Thương – một người chuyên bỏ mối trứng cho một số chợ trên địa bàn TP. Hà Tĩnh cho biết : “Giá trứng tăng, nguồn hàng khá khan hiếm nên việc nhập buôn số lượng lớn cũng khó hơn. Để chuẩn bị đủ nguồn hàng cung ứng cho các nơi khác, chị phải đi thu gom nhiều nơi, thậm chí phải “đặt cọc” tại các trang trại để đảm bảo giữ giá và đủ số lượng hàng cho mình".

Việc gom hàng cũng gặp thêm trở ngại bởi mùa này trời nóng, gà, vịt đẻ ít hơn; nhất là đối với vịt, số lượng hộ, trang trại nuôi không lớn, chưa kể nhiều hộ trước đó đã giảm đàn do giá trứng trên thị trường thấp kỉ lục trong thời gian dài.

Giá trứng gia cầm tăng trở lại, người chăn nuôi Hà Tĩnh phấn khởi

Nhiều người tiêu dùng lựa chọn trứng gia cầm làm thực phẩm thay thế giữa lúc dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp.

Những diễn biến tích cực trên thị trường trong thời gian vừa qua thực sự là tín hiệu vui đối với những người nuôi gia cầm. Nhiều hộ, chủ trang trại đang nỗ lực xây dựng các mô hình chăn nuôi theo chuỗi với sự tham gia của các doanh nghiệp, đảm bảo giá thức ăn và đầu ra ổn định cho sản phẩm, có kế hoạch chăn nuôi hợp lý đảm bảo cân đối cung - cầu.

Tuy nhiên, trên thực tế, trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh diễn biến khá phức tạp, giá gia cầm lên xuống thất thường nên nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cũng chỉ cố gắng duy trì tổng đàn ở mức ổn định chứ không dám "mạo hiểm" đầu tư tăng đàn vì sợ thua lỗ.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Hà Tĩnh thành lập 183 tổ khuyến nông cộng đồng

Hà Tĩnh thành lập 183 tổ khuyến nông cộng đồng

Với nhiều giải pháp cụ thể, đến nay, Hà Tĩnh đã thành lập được 183 tổ khuyến nông cộng đồng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn tại các địa phương.
Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Với quy trình khép kín, trang bị máy móc hiện đại, mô hình trồng nấm đem về cho gia đình chị Bùi Thị Anh (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

Bức tranh nông thôn mới ở Thạch Hà sẽ có những thay đổi khi tới đây có 11 xã sẽ nhập vào TP Hà Tĩnh, đồng thời huyện có thêm 11 xã, thị trấn chuyển về từ huyện Lộc Hà. Các địa phương về thành phố sẽ khai thác tiềm năng, đón đầu cơ hội xây dựng NTM, đô thị văn minh; còn các xã của huyện Thạch Hà tiếp tục “giữ lửa” thực hiện nhiệm vụ xây dựng huyện NTM nâng cao.
Anh nông dân đầu tư tiền tỷ làm nông nghiệp hàng hóa

Thủ lĩnh cơ giới hóa nông nghiệp ở thành phố Hà Tĩnh

Người ta vẫn gọi đùa anh Nguyễn Bằng Tấn (thôn Tiền Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) là "gã liều”, thậm chí là "gã gàn” khi hết lần này đến lần khác “vác” tiền nhà mua máy móc để sản xuất nông nghiệp. Nhưng, sự liều lĩnh ấy hoàn toàn không hề vô định mà bên trong người nông dân “chân lấm tay bùn” là một tư duy đột phá, sự quyết liệt trong cách làm để phát triển nông nghiệp hiện đại.
Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Thời điểm cuối năm này, các địa phương ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang tập trung đẩy nhanh tiến độ nâng cấp các tiêu chí NTM gắn với chỉnh trang cảnh quan xóm làng đón tết.
Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.