Ngắm vườn cam hữu cơ trĩu quả ở xã biên giới Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Vườn cam rộng 1 ha của ông Dương Quốc Thành ở thôn 1, xã Quang Thọ, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) được trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ. Nhờ đảm bảo các quy trình kỹ thuật nên các gốc cam đều trĩu quả, ước tính hết vụ thu về khoảng trên 10 tấn.

Ngắm vườn cam hữu cơ trĩu quả ở xã biên giới Hà Tĩnh

Đầu năm 2022, được các cấp vận động, gia đình ông Dương Quốc Thành ở thôn 1 (xã Quang Thọ) đã chuyển đổi 1 ha cam xã Đoài của gia đình sang trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ. Sau gần 2 năm áp dụng, đầu tháng 11/2023, vườn cam của gia đình đã được Công ty TNHH Giám định Vinacontrol TP Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận hữu cơ. Đây được xem là "chiếc vé thông hành”, giúp gia đình mở rộng thị trường và nâng cao giá trị kinh tế.

Ngắm vườn cam hữu cơ trĩu quả ở xã biên giới Hà Tĩnh

Ông Dương Quốc Thành cho biết: Bắt tay vào sản xuất cam hữu cơ, gia đình tôi đã thay đổi hoàn toàn tập quán sản xuất truyền thống. Thay vì sử dụng thuốc và phân hóa học như trước, gia đình đã sử dụng phân chuồng ủ hoai mục với chế phẩm vi sinh học để bón cho cây. Qua đó, đã bổ sung chất hữu cơ, tăng chất mùn giúp cải tạo, tăng độ phì nhiêu cho đất...

Ngắm vườn cam hữu cơ trĩu quả ở xã biên giới Hà Tĩnh

Cũng theo ông Thành, cái được lớn nhất khi chuyển sang quy trình hữu cơ là được về sức khỏe. Là người trực tiếp sản xuất, không bị ảnh hưởng bởi hóa chất nên thấy người khỏe ra. Ông cảm thấy phấn khởi vì khách hàng được sử dụng những sản phẩm chất lượng, tốt cho sức khỏe.

Ngắm vườn cam hữu cơ trĩu quả ở xã biên giới Hà Tĩnh

Đặc biệt, quy trình trồng hữu cơ giúp cây chắc khoẻ, chống chịu sâu bệnh tốt và không bị thoái hoá sớm như phương thức trồng truyền thống. Ngoài ra, giúp chất lượng cũng như giá trị của sản phẩm được nâng lên rõ nét.

Ngắm vườn cam hữu cơ trĩu quả ở xã biên giới Hà Tĩnh

"Nếu như trước đây, đến vụ thu hoạch, gia đình chỉ bán được giá 20 nghìn đồng/kg thì nay đã tăng lên 30 - 35 nghìn đồng/kg, cuối vụ sẽ còn tăng cao. Ngoài ra, năng suất cam cũng vượt trội, vụ này gia đình ước thu trên 10 tấn, cao hơn những năm trước 3 tấn nên gia đình rất phấn khởi, yên tâm gắn bó với quy trình hữu cơ" - ông Thành chia sẻ.

Ngắm vườn cam hữu cơ trĩu quả ở xã biên giới Hà Tĩnh

Bà Trần Thị Yên (vợ ông Dương Quốc Thành) phấn khởi bên những gốc cam trĩu quả.

Ngắm vườn cam hữu cơ trĩu quả ở xã biên giới Hà Tĩnh

Sản xuất theo quy trình hữu cơ là hướng sản xuất bền vững, mang lại nhiều lợi ích cho gia đình ông Dương Quốc Thành.

Ngắm vườn cam hữu cơ trĩu quả ở xã biên giới Hà Tĩnh

Những quả cam óng vàng còn đẫm sương mai khiến du khách tham quan không khỏi trầm trồ.

Ngắm vườn cam hữu cơ trĩu quả ở xã biên giới Hà Tĩnh

Ông Thành chia sẻ: Từ đầu vụ đến nay, gia đình đã xuất bán được trên 7 tấn quả, thu về hơn 200 triệu đồng. Còn khoảng 3 tấn đã được khách quen đặt mua dịp tết, khi đó giá sẽ cao hơn. Ngoài xuất bán, gia đình còn đón các đoàn khách đến tham quan, trải nghiệm thu hoạch cam tại vườn và các hộ dân đến học hỏi kinh nghiệm trồng cam hữu cơ.

Ngắm vườn cam hữu cơ trĩu quả ở xã biên giới Hà Tĩnh

Với ý chí quyết tâm, kiên trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn, vợ chồng ông Dương Quốc Thành đã tiên phong thay đổi, lan tỏa phương thức canh tác để hướng đến nền sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn.

Ông Dương Quốc Thành là một nông dân tích cực, năng động, đi đầu trong việc chuyển đổi phương thức sản xuất truyền thống sang hướng hữu cơ bền vững. Từ thành công của mô hình đã giúp nhiều nông dân thay đổi tư duy, chọn hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ thân thiện môi trường. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục vận động bà con đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm để từng bước nhân rộng diện tích cam hữu cơ. Qua đó, không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho bà con mà còn nâng tầm thương hiệu cam Vũ Quang trên thị trường.

Ông Nguyễn Hùng Cường

Chủ tịch UBND xã Quang Thọ

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.
Trúng đậm cá trích, ngư dân Thạch Lạc kiếm tiền triệu mỗi chuyến ra khơi

Ngư dân Thạch Lạc trúng đậm cá trích

Thời tiết thuận lợi, ngư dân xã Thạch Lạc (Hà Tĩnh) liên tiếp trúng đậm cá trích. Có những thuyền chỉ sau 4 - 5 giờ ra khơi mang về thu nhập hàng chục triệu đồng.
Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.