Tranh thủ thời điểm “vàng”, đồng loạt tích tụ ruộng đất

(Baohatinh.vn) - Tranh thủ khi đồng ruộng chưa vào vụ sản xuất, các địa phương ở Hà Tĩnh đang đồng loạt ra quân dồn điền đổi thửa, tập trung ruộng đất, hình thành vùng sản xuất quy mô lớn.

Là địa phương được giao hoàn thành tập trung ruộng đất trước vụ xuân năm 2024, xã Sơn Lộc (Can Lộc) tranh thủ khi đồng ruộng chưa vào vụ sản xuất để tăng tốc dồn điền đổi thửa, phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn.

Tranh thủ thời điểm “vàng”, đồng loạt tích tụ ruộng đất

Việc triển khai đề án tập trung ruộng đất ở Can Lộc được Nhân dân đồng tình hưởng ứng.

Ông Thân Văn Vỵ - Chủ tịch UBND xã Sơn Lộc cho hay: "Những cánh đồng mẫu lớn đồng nhất thời vụ, giống, kỹ thuật tại nhiều địa phương trong và ngoài huyện đã cho năng suất cao nên dù có những khó khăn trong chuyển đổi song cán bộ, Nhân dân vẫn đồng lòng tháo gỡ. Toàn xã có 450 ha diện tích đất lúa, trong đó 112 ha đã hình thành vùng sản xuất tập trung. Địa phương đang nỗ lực triển khai dồn điền đổi thửa đối với 338 ha còn lại trước vụ xuân 2024".

Vụ xuân 2024, UBND huyện Can Lộc chọn các xã Thượng Lộc, Tùng Lộc, Vượng Lộc, Sơn Lộc... thực hiện chuyển đổi ruộng đất quy mô toàn xã; các địa phương còn lại hoàn thành chỉ tiêu dồn điền đổi thửa, phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn trên 50% diện tích.

Ông Phan Cao Kỳ - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Can Lộc thông tin: “Diện tích trồng lúa của huyện trên 9.000 ha. Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/HU ngày 20/8/2020 của BTV Huyện ủy về tập trung ruộng đất, hình thành vùng sản xuất tập trung, tăng cường liên kết, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, đến nay, Can Lộc đã thực hiện được 3.300 ha. Huyện đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ tập trung ruộng đất trên 50% diện tích. Tuy vậy, trước thềm vụ xuân 2024, các địa phương đã đăng ký thực hiện trên tổng diện tích hơn 3.000 ha, nâng diện tích tập trung ruộng đất toàn huyện lên trên 6.000 ha".

Tranh thủ thời điểm “vàng”, đồng loạt tích tụ ruộng đất

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên động viên bà con nhân dân xã Cẩm Dương ra quân tập trung ruộng đất.

Thời điểm này, các địa phương của huyện Cẩm Xuyên như: Yên Hoà, Cẩm Dương, Cẩm Lạc, Cẩm Thành, Nam Phúc Thăng... cũng đang tăng tốc hình thành vùng sản xuất quy mô lớn để chuẩn bị cho vụ sản xuất mới.

Ông Lê Ngọc Hà – Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên cho biết: "Theo kế hoạch, vụ xuân năm 2024 toàn huyện sản xuất 9.500 ha lúa. Huyện cũng phấn đấu thực hiện dồn điền đổi thửa, tập trung ruộng đất trên diện tích 700 ha, nâng diện tích sản xuất tập trung toàn huyện lên 3.500 ha. Chính quyền địa phương đang đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân đồng thuận, huy động máy móc, nhân lực cải tạo lại ruộng ruộng đồng cũng như có giải pháp huy động nguồn lực để hỗ trợ bà con thực hiện chuyển đổi ruộng đất”.

Tranh thủ thời điểm “vàng”, đồng loạt tích tụ ruộng đất

Việc tập trung ruộng đất giúp nâng cao năng suất cây trồng trên đơn vị diện tích. Ảnh tư liệu.

Với quyết tâm đánh thức tiềm năng đất đai, những năm qua, các địa phương ở Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện cuộc “cách mạng” dồn điền đổi thửa, tập trung ruộng đất và phá bờ vùng, bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn. Những cánh đồng lớn đồng nhất về thời vụ, giống, kỹ thuật cho năng suất vượt trội đã tạo nên đột phá trên ruộng đồng Hà Tĩnh. Rõ ràng, việc tập trung ruộng đất đã và đang góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất; nâng cao năng suất trên đơn vị diện tích; đẩy nhanh thực hiện các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp; thu hút doanh nghiệp hóa sản xuất, liên kết hóa trong xây dựng thương hiệu và bao tiêu sản phẩm.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, vụ xuân năm 2024, toàn tỉnh phấn đấu xuống giống 59.120 ha lúa các loại; trong đó Cẩm Xuyên, Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ... là những địa phương có diện tích sản xuất lớn.

Tính đến tháng 9/2023, toàn tỉnh đã tập trung ruộng đất, hình thành vùng sản xuất quy mô lớn trên diện tích 10.669 ha. Thời điểm này, tranh thủ lúc đồng ruộng chưa vào vụ sản xuất, các địa phương đang tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân đồng loạt ra quân dồn điền đổi thửa, phá ô thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn với mục tiêu giành thắng lợi trong vụ mùa mới.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.