Công chiếu phim “Đại thi hào Nguyễn Du” ở Nghi Xuân

(Baohatinh.vn) - Bộ phim tài liệu “Đại thi hào Nguyễn Du” được công chiếu ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là một trong những sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động Tuần Văn hóa Nguyễn Du năm 2023.

Công chiếu phim “Đại thi hào Nguyễn Du” ở Nghi Xuân

Tối 17/4, tại Nhà văn hóa Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân phối hợp với Công ty cổ phần Không gian văn hóa Việt Media tổ chức công chiếu phim tài liệu nghệ thuật “Đại thi hào Nguyễn Du”.

Tham dự buổi công chiếu có lãnh đạo huyện Nghi Xuân cùng đông đảo người dân và học sinh các trường học trên địa bàn.

Công chiếu phim “Đại thi hào Nguyễn Du” ở Nghi Xuân

Nhà biên kịch Trần Đình Tuấn: Đoàn làm phim rất xúc động khi đây là lần thứ 2 bộ phim được công chiếu trên đất Nghi Xuân - quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du. Chúng tôi mong muốn những thước phim sẽ đưa đến cho người dân nhiều cảm xúc, giới thiệu rõ nét về danh nhân văn hóa Nguyễn Du và kiệt tác văn chương của dân tộc - Truyện Kiều.

Bộ phim tài liệu nghệ thuật “Đại thi hào Nguyễn Du” được thể hiện khá công phu do đạo diễn Nguyễn Văn Đức thực hiện với hơn 50 diễn viên và gần 1 nghìn diễn viên quần chúng. Bộ phim được sản xuất trong hơn 2 năm.

Phim có thời lượng 180 phút, chia thành ba phần: Gia thế và tuổi thơ (Nguyễn Du năm 6 tuổi trở về quê cha Tiên Điền); Phong trần và thanh cao (Nguyễn Du trưởng thành, ra làm quan và sáng tác); Nghiệp văn và quan trường (giá trị Truyện Kiều, di sản Nguyễn Du để lại).

Công chiếu phim “Đại thi hào Nguyễn Du” ở Nghi Xuân

Một cảnh trong phim “Đại thi hào Nguyễn Du”.

Phim tài liệu nghệ thuật “Đại thi hào Nguyễn Du” là sự tiếp cận mới mẻ với thể loại phim tài liệu, tái hiện lại chân thực và cảm động về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp và các tác phẩm của Nguyễn Du cũng như quá trình sáng tác Truyện Kiều - kiệt tác văn học nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn và giàu tính sáng tạo.

Nội dung bộ phim được dàn dựng thông qua những lát cắt lịch sử của 3 triều đại Lê - Trịnh, Tây Sơn và thời kỳ đầu Nhà Nguyễn, tái hiện lại cuộc đời của Nguyễn Du từ lúc sinh ra (1765) ở phường Bích Câu, Thăng Long trong gia đình Tể tướng quyền quý đến khi làm quan tới chức Hữu Tham Tri Bộ Lễ tước Du Đức Hầu và mất tại Huế (1820).

Công chiếu phim “Đại thi hào Nguyễn Du” ở Nghi Xuân

Khán giả chăm chú theo dõi bộ phim tài liệu hấp dẫn, nhiều cảm xúc.

Sau 180 phút, các đại biểu, người dân và các em học sinh trên địa bàn huyện Nghi Xuân đã được thưởng thức những thước phim tài liệu nghệ thuật công phu, chận thật, sống động và hấp dẫn.

Thông qua bộ phim, Ban tổ chức mong muốn khán giả có cái nhìn sâu sắc, chân thực hơn về Đại thi hào Nguyễn Du nhằm khẳng định công lao, tài năng và tôn vinh những đóng góp to lớn của Nguyễn Du đối với nền văn hóa Việt Nam và nhân loại.

Công chiếu phim “Đại thi hào Nguyễn Du” ở Nghi Xuân

Lãnh đạo huyện Nghi Xuân tặng hoa cho đoàn làm phim.

Đây cũng là dịp quảng bá các giá trị văn hóa Nghi Xuân với bạn bè trong nước, tạo môi trường thuận lợi nhằm xây dựng và phát triển văn hóa gắn với du lịch di sản trên địa bàn.

Theo kế hoạch, Công ty cổ phần Không gian văn hóa Việt Media tiếp tục công chiếu bộ phim tài liệu nghệ thuật “Đại thi hào Nguyễn Du” tại Trường Đại học Vinh (Nghệ An), thị xã Hồng Lĩnh và huyện Can Lộc, dự kiến từ ngày 18 - 20/4.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Nghe tin bác Trọng về thăm, tôi hái bó hoa tươi thắm mang đến kính tặng

Nghe tin bác Trọng về thăm, tôi hái bó hoa tươi thắm mang đến kính tặng

Ngày 22/4/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm hỏi bà con ở khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thôn Tân Văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Biết thông tin, bà Lê Thị Kiền ở thôn bên cạnh (Đông Văn) đã hái bó hoa loa kèn đỏ tươi trong vườn, vượt 3 cây số mang đến tặng người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta với tấm lòng thành kính, biết ơn.
Hơn 30 năm canh giữ “mắt thần” của biển

Hơn 30 năm canh giữ “mắt thần” của biển

Với ông Nguyễn Đăng Sỹ - Trạm trưởng Trạm Hải đăng Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), công việc canh “mắt thần” luôn sáng giữa biển khơi tuy thầm lặng nhưng cũng đầy tự hào, thiêng liêng.
Chuyện đời xúc động của một cựu tù Côn Đảo

Chuyện đời xúc động của một cựu tù Côn Đảo

Trở về từ chiến trường với thương tật nặng nề, nhưng thương binh Trần Văn Xuân ở xã Vượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã vượt qua tất cả nhờ tình yêu thương của người vợ là bà Võ Thị Nhân.
Cựu chiến binh vượt khó, làm giàu từ kinh tế vườn đồi

Cựu chiến binh vượt khó, làm giàu từ kinh tế vườn đồi

Cựu chiến binh Nguyễn Huy Năm (SN 1956, tổ dân phố Đông Trinh, phường Kỳ Trinh, TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế, điển hình về ý chí vươn lên của người thương binh "tàn nhưng không phế"...
Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.