Đón nhận Di sản tư liệu Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu vào tháng 6

(Baohatinh.vn) - Tỉnh Hà Tĩnh sẽ phối hợp với huyện Can Lộc tổ chức lễ đón Bằng công nhận Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu - Di sản tư liệu Chương trình ký ức thế giới vào tháng 6/2023.

Đón nhận Di sản tư liệu Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu vào tháng 6

Đại diện đoàn Việt Nam nhận chứng nhận Di sản tư liệu ký ức thế giới Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO dành cho Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu vào tháng 11/2022, tại Hàn Quốc.

Theo Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 13/4/2023 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, Lễ Kỷ niệm 310 năm Năm sinh Thám hoa Nguyễn Huy Oánh (1713 - 2023), 280 năm Năm sinh Nguyễn Huy Tự (1743 - 2023), 240 năm Năm sinh Nguyễn Huy Hổ (1783 - 2023); đón Bằng công nhận Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu là di sản tư liệu Chương trình ký ức thế giới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương; chuẩn bị một số nội dung hướng tới Kỷ niệm 300 năm Năm sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sẽ được tổ chức dự kiến vào ngày 24/6/2023.

Đón nhận Di sản tư liệu Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu vào tháng 6

Một tài liệu văn bản hành chính do chính quyền gửi cho người dân xã Trường Lưu thuộc bộ sưu tập Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu.

Theo đó, buổi sáng tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm năm sinh các danh nhân và đón bằng công nhận Di sản tư liệu Chương trình ký ức thế giới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu. Kết thúc buổi lễ là lễ rước bằng từ TP Hà Tĩnh về xã Kim Song Trường (Can Lộc).

Buổi chiều cùng ngày, các đại biểu sẽ tham quan các di tích lịch sử, di sản văn hóa phi vật thể làng Trường Lưu, xã Kim Song Trường (Can Lộc) và tham quan Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại huyện Hương Sơn.

Lễ kỷ niệm nhằm vinh danh các danh nhân văn hóa dòng họ Nguyễn Huy; tôn vinh, giới thiệu, quảng bá những giá trị đặc biệt, độc đáo của Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu. Đây còn là dịp để chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh thể hiện sự tri ân của thế hệ hôm nay đối với sự đóng góp của các danh nhân, trân trọng, giữ gìn phát huy di sản văn hóa. Qua đó, khơi dậy và nêu cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, góp phần giáo dục và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa, truyền thống yêu nước; động viên các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tích cực tham gia bảo tồn, phát huy, khai thác các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội.

Đón nhận Di sản tư liệu Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu vào tháng 6

Đến nay, Làng Văn hóa Trường Lưu (Can Lộc) đã có 3 di sản được công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới Châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Nhà cổ hàng trăm năm tuổi tại Trường Lưu

Danh nhân Nguyễn Huy Oánh (1713 - 1789) tự là Kính Hoa, hiệu Lựu Trai, Thiên Nam cư sĩ. Ông từng đỗ Giải nguyên kỳ thi Hương tại trường thi Nghệ An lúc 20 tuổi, được bổ quan rồi thăng dần đến chúc Tri phủ Trường Khánh. Năm 1748, Nguyễn Huy Oánh đỗ Thám hoa lúc tròn 36 tuổi, được bổ làm Thị giảng trong phủ chúa Trịnh Doanh kiêm chức Hàn lâm viện đãi chế.

Ông cũng từng là thầy dạy của chúa Trịnh Sâm thuở thiếu thời. Sau này, ông còn trải qua các chức: Đông Các hiệu thư, Thượng bảo tự khanh, Đông Các đại học sĩ, Tri binh phiên, Nội giảng rồi Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Năm 1761, ông được ban tam phẩm để tiếp sứ nhà Thanh, đến năm 1765 làm Chánh sứ đi sứ Trung Quốc. Năm 1768, ông được thăng làm Hữu thị lang bộ Công rồi sau đó là Thượng thư bộ Công.

Năm 1783, Nguyễn Huy Oánh từ quyền Tham tụng (là quyền điều hành chính sự) về tại quê nhà. Tại đây, ông đã thành lập Thư viện Phúc Giang và mở trường dạy học gọi là Trường Lưu học hiệu, về sau được đánh giá là một trường có thư viện đầy đủ không thua kém những trường học tầm cỡ tại Thăng Long. Chỉ riêng một Trường Lưu học hiệu và Phúc Giang thư viện đã khiến Trường Lưu nổi lên như một làng văn hiến hiếm có thời xưa...

Danh nhân Nguyễn Huy Tự (1743-1790) là con trai Nguyễn Huy Oánh. Năm 1759, ông đỗ thứ 5 khoa thi Hương trường Nghệ lúc mới 17 tuổi. Ông ra làm quan cho triều Lê một thời gian ngắn, sau đó từ bỏ áo quan theo nhà Tây Sơn cùng vua Quang Trung đại phá quân Thanh xâm lược. Về sau ông trở về quê ở ẩn cùng cha là Thám hoa Nguyễn Huy Oánh xây dựng Trường học Phúc Giang. Ông để lại nhiều tác phẩm văn học giá trị, trong đó nổi bật là Truyện Hoa Tiên.

Danh nhân Nguyễn Huy Hổ (1783 - 1841) là một trong những người con trai của Nguyễn Huy Tự, cháu gọi Đại thi hào Nguyễn Du bằng chú. Ông nổi tiếng là người “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý” và giỏi về nghề thuốc. Năm 1823, Nguyễn Huy Hổ được vua Minh Mạng triệu ông vào Kinh đô Huế làm chức ngự y, lại kiêm Linh đài lang ở Khâm Thiên giám. Nguyễn Huy Hổ để lại cho nền văn học Việt Nam tác phẩm nổi tiếng “Mai Đình mộng ký”.

Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu (1689-1943) là Bộ sưu tập viết bằng chữ Hán và chữ Nôm gồm 48 tư liệu của 3 dòng họ (Nguyễn Huy, Trần Văn và họ Hoàng) tại làng Trường Lưu. Trong đó, 26 tư liệu là các sắc phong thời kỳ Nhà Lê và Nhà Nguyễn (1689-1943), trong tôn vinh - ban thần, ban mỹ tự - trong ban tước, phong chức; 19 văn bản hành chính do chính quyền địa phương gửi cho người dân thuộc xã Trường Lưu dưới thời Nguyễn (1803-1943) và 3 bức trướng có kích thước 97x197cm, 121x177cm và 70x127cm tặng cho các cá nhân nhân dịp mừng thọ, đỗ đạt (gồm: bà Phan Thị Trừu nhân dịp mừng thọ bà 80 tuổi, khen Nguyễn Huy Quýnh đỗ tiến sỹ và mừng thọ 70 tuổi Nguyễn Huy Cầu).

Cùng với Mộc bản Trường học Phúc Giang, Hoàng Hoa sứ trình đồ đã được UNESCO ghi danh trước đó, dịp tháng 11/2022 vừa qua, Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu (1689 - 1943) đã được Ủy ban Ký ức thế giới UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) họp lần thứ 9 đã bỏ phiếu bầu chọn là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

7 năm cõng bạn vào lớp

7 năm cõng bạn vào lớp

Trong suốt 7 năm, hành trình gắn bó với con chữ của Lê Xuân Thịnh Hưng (lớp 10A6, Trường THPT Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn có sự đồng hành của 2 bạn Đức Công và Nhật Hào.
Những tài năng nhí tỏa sáng cùng ví, giặm

Những tài năng nhí tỏa sáng cùng ví, giặm

Những làn điệu ví, giặm ngọt ngào đang ngày ngày được lan tỏa nhờ các tài năng nhí ở Hà Tĩnh. Giọng hát của các em góp phần gìn giữ, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương.
Tuổi cao nêu gương sáng

Tuổi cao nêu gương sáng

Không chỉ có lối sống mẫu mực, giáo dục con cháu sống hiếu thuận, nhiều người cao tuổi ở Hà Tĩnh còn đi đầu, bước trước, thể hiện vai trò nêu gương sáng trong cộng đồng.
Vì sao cần có công trình về địa chí Hà Tĩnh?

Vì sao cần có công trình về địa chí Hà Tĩnh?

Hà Tĩnh là vùng đất cổ, có bề dày về truyền thống lịch sử, văn hóa, chính trị... nhưng đến nay vẫn chưa có công trình địa chí tổng quan về văn hóa, con người núi Hồng, sông La.
"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...

"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...

Không ít lần trắng tay sau những cuộc tiên phong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nhưng bằng ý chí, quyết tâm của người lính cụ Hồ, ông Hoàng Ngọc Trà (xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã vượt khó vươn lên phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương.
"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

Cảnh quan xanh mát, hạ tầng đồng bộ, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao… là những “quả ngọt” mà xã Ân Phú (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã gặt hái được trên hành trình bền bỉ xây dựng nông thôn mới.
Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.
20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là biểu tượng làng quê Việt Nam, tuy nhiên, qua thời gian, không ít giếng làng đã trở thành phế tích. Tại Lộc Hà (Hà Tĩnh), người dân bằng nhiều cách làm đã trùng tu, phục dựng giếng làng nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa.
Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, cùng với phát triển kinh tế, anh Nguyễn Ngọc Quyết (Hương Khê, Hà Tĩnh) tiếp tục tham gia lực lượng dự bị động viên, là tấm gương tiêu biểu ở đơn vị, địa phương.
Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha ông, những người trẻ Hà Tĩnh ngày nay đang nỗ lực học tập, rèn luyện để hoàn thiện tri thức, trở thành những công dân hội nhập.
Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.