Những người gìn giữ và lan tỏa di sản ca trù ở Nghi Xuân

(Baohatinh.vn) - Danh nhân Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) được xem là người đặt nền móng cho ca trù Cổ Đạm. Sau thời gian bị lãng quên, từ năm 1998, di sản văn hóa ca trù được phục hồi, nhiều thế hệ nghệ nhân, ca nương Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tiếp tục giữ gìn và lan tỏa trong đời sống.

Nghệ nhân ưu tú Dương Thị Xanh (SN 1975, Phó Chủ nhiệm CLB Ca trù Cổ Đạm): Miệt mài giữ gìn câu hát quê hương

Sinh ra trên miền quê Cổ Đạm, từ nhỏ, những câu hát ca trù đã thẩm thấu vào tâm hồn nghệ nhân Dương Thị Xanh. Năm 1995, khi bắt đầu có chủ trương khôi phục ca trù Cổ Đạm, chị Xanh được phát hiện để bồi dưỡng, đào tạo nên thế hệ ca nương mới. Cùng với năng khiếu bẩm sinh, chị đã nỗ lực học từ các cố nghệ nhân như: Phan Thị Mơn, Hà Thị Bình, Trần Thị Gia...

Những người gìn giữ và lan tỏa di sản ca trù ở Nghi Xuân

Nghệ nhân Ưu tú Dương Thị Xanh - Phó Chủ nhiệm CLB ca trù Cổ Đạm.

Năm 2002, chị Xanh là 1 trong 7 người của Hà Tĩnh được cử ra Hà Nội tham gia tập huấn ca trù theo dự án khôi phục và bảo tồn nghệ thuật ca trù của Bộ VH-TT&DL. Chị kể: “2 tháng tập huấn ở Hà Nội là khoảng thời gian vô cùng quý báu đối với tôi. Với sự giảng dạy, trao truyền của các nghệ nhân gạo cội, chuyên gia ca trù ở Thủ đô, tôi có được nhiều kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng hát ca trù một cách bài bản”.

Có kiến thức được đào tạo từ lớp tập huấn và nhiều lần sau đó tự mình cùng chồng là Nghệ nhân ưu tú Trần Văn Đài đến học thêm ở CLB Ca trù Thái Hà (Hà Nội), chị Xanh trở về truyền dạy cho thế hệ ca nương trong các CLB Ca trù Cổ Đạm và Nguyễn Công Trứ. Chị cũng liên tục tham gia nhiều kỳ liên hoan ca trù toàn quốc và đạt nhiều HCV. Năm 2013, chị được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, là người trẻ nhất cả nước thời điểm bấy giờ được tặng danh hiệu cao quý này.

Hiện nay, với vai trò Phó Chủ nhiệm CLB Ca trù Cổ Đạm, chị thường xuyên biểu diễn phục vụ du khách tại Khu di tích Nguyễn Công Trứ và đào tạo thế hệ ca nương trẻ. “Tôi mong cùng với nỗ lực của nghệ nhân, các cấp chính quyền có sự quan tâm đặc biệt đối với thế hệ trẻ, ngoài tiếp lửa cho các em yêu thích ca trù, có sân chơi và điều kiện kinh tế để các em gắn bó với việc bảo tồn, phát huy di sản” - Nghệ nhân ưu tú Dương Thị Xanh bày tỏ.

Nghệ nhân Phan Xuân Anh (SN 1959, thành viên CLB Ca trù Cổ Đạm): Say mê giữ nhịp ca trù

Không phải là nhân vật chính trong mỗi tiết mục ca trù nhưng nghệ nhân Phan Xuân Anh có một vai trò rất đặc biệt. Đó là người cầm chầu (quan viên) đánh trống giữ nhịp, giúp ca nương thăng hoa trong lời hát. Tham gia sinh hoạt tại CLB Ca trù Cổ Đạm từ buổi đầu thành lập đến nay đã ngót 25 năm, nhưng tình yêu của ông với bộ môn nghệ thuật bác học vẫn chưa bao giờ vơi cạn.

Những người gìn giữ và lan tỏa di sản ca trù ở Nghi Xuân

Nghệ nhân Phan Xuân Anh - người cầm chầu ở CLB ca trù Cổ Đạm (Nghi Xuân).

Ông cho biết: “Tôi thực sự bén duyên và yêu thích ca trù lúc còn là một anh lính trong quân ngũ. Đó là những năm 1980, mỗi dịp về phép đến nhà người yêu là nghệ nhân Đậu Thị Loan, vợ tôi bây giờ, tôi đều được nghe mẹ vợ là nghệ nhân Hà Thị Bình hát ca trù. Từ đó cho đến sau này, khi ca trù được quan tâm phục hồi, tôi luôn gắn bó với CLB”.

Giữ vai trò chính là cầm chầu nhưng ông có thể chơi được đàn đáy cho các ca nương hát ở nhiều thể, phách ca trù khác nhau. Ông và vợ mình còn truyền tình yêu ca trù cho con cháu trong gia đình. Gia đình ông có 3 thế hệ là nghệ nhân, ca nương, quan viên gồm: ông bà, 2 con gái và 2 cháu nội. Tại các kỳ liên hoan ca trù từ cấp huyện, tỉnh đến toàn quốc, ông và các thành viên trong gia đình đều tham gia và đạt nhiều giải thưởng.

Nghệ nhân Phan Xuân Anh chia sẻ: “Ca trù như ngấm vào máu thịt nên mỗi lúc có chương trình biểu diễn hay buổi tập, buổi truyền dạy cho thế hệ trẻ của CLB, dù bận việc, tôi cũng gác lại để tham gia. Tôi mong tâm huyết của mình sẽ góp phần gìn giữ và lan tỏa hơn nữa di sản văn hóa của quê hương”.

Ca nương Phan Thị Sâm (SN 1991, thành viên CLB Ca trù Nguyễn Công Trứ): Tình yêu ca trù giữ chân người ở lại

Tốt nghiệp ngành quản lý văn hóa (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) vào năm 2013 và từng trải qua một số công việc nhưng như mối duyên, chị Phan Thị Sâm (xã Cổ Đạm) lại quay về quê và tiếp tục gắn bó với ca trù.

Những người gìn giữ và lan tỏa di sản ca trù ở Nghi Xuân

Ca nương Phan Thị Sâm - thành viên CLB ca trù Nguyễn Công Trứ (Nghi Xuân).

Chị Sâm chia sẻ: “Tôi đến với ca trù từ những ngày còn học tiểu học. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ mãi những kỷ niệm khi được các nghệ nhân tiền bối... dắt theo truyền dạy và biểu diễn tại các buổi lễ của các dòng họ trong thôn, xã. Sau này, khi được các anh chị như: Dương Thị Xanh, Trần Văn Đài... chỉ dạy thêm, tham gia biểu diễn, dự thi các kỳ liên hoan và đạt giải thưởng, tình yêu dành cho ca trù trong tôi ngày càng lớn”.

Gắn bó với ca trù sớm, năm 2009, khi đang là học sinh lớp 12, chị Phan Thị Sâm được cử đi tham dự Liên hoan Các CLB ca trù toàn quốc tổ chức tại Hà Nội và giành HCB cho tiết mục hát nói lời cổ. Thời gian học đại học và đi làm, chị Sâm tạm xa ca trù. Từ năm 2016 đến nay, sau khi trở về quê hương lấy chồng, sinh con, chị tiếp tục gắn bó với ca trù, tham gia sinh hoạt tại CLB Ca trù Cổ Đạm, sau đó là CLB Ca trù Nguyễn Công Trứ. Năm 2021, chị Sâm tham dự và đạt giải nhất Liên hoan Ca trù toàn huyện Nghi Xuân lần thứ 3.

Hiện nay, chị đều đặn tham gia các buổi biểu diễn phục vụ du khách tại Khu di tích Nguyễn Công Trứ (xã Xuân Giang). Ca nương Phan Thị Sâm bày tỏ: “Mỗi khi được biểu diễn cho du khách gần xa, nhất là các bạn học sinh, sinh viên nghe ca trù, tôi lại như được thăng hoa trong từng câu hát. Tôi cảm thấy tự hào vì được mang câu hát quê hương lan tỏa khắp mọi miền, gieo vào thế hệ trẻ vẻ đẹp của di sản văn hóa dân tộc”.

Ca nương Nguyễn Thị Quỳnh Như (lớp 12A4, Trường THPT Nghi Xuân): Tiếp tục gìn giữ, lan tỏa ca trù đến mọi miền

Theo học ca trù từ nhỏ, được các thế hệ nghệ nhân, ca nương đi trước dìu dắt, đến nay, Quỳnh Như đã sở hữu nhiều giải thưởng tại các kỳ liên hoan ca trù các cấp. Tiêu biểu như giải ca nương triển vọng tại Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2018, diễn ra tại Hà Tĩnh. Quỳnh Như cho biết: “Từ hồi học lớp 4, trong một lần theo bạn đến xem các cô chú biểu diễn ca trù, em đã bắt đầu yêu thích, rồi tập hát. Thấy em say mê nên chú Trần Văn Đài, cô Trần Thị Cảnh (nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện Nghi Xuân)... đã chỉ dạy, nhờ đó em có kiến thức, kỹ năng hát ca trù ngày một tốt hơn”.

Những người gìn giữ và lan tỏa di sản ca trù ở Nghi Xuân

Em Nguyễn Thị Quỳnh Như - học sinh lớp 12A4, Trường THPT Nghi Xuân.

Quỳnh Như đang sinh hoạt tại CLB Ca trù Cổ Đạm, đồng thời em cũng là Phó Chủ nhiệm CLB Ca trù Trường THPT Nghi Xuân với 30 thành viên. Ngoài tham gia biểu diễn, Quỳnh Như còn là người truyền đạt những cách hát ca trù cho các bạn trong CLB ở trường.

Quỳnh Như chia sẻ: “Dù đang ở năm học cuối cấp THPT, việc học rất bận rộn, ít có thời gian để tham gia tập luyện, biểu diễn ca trù nhưng niềm say mê bộ môn nghệ thuật này vẫn luôn ấp ủ trong em. Tương lai, dù đi học hay đi làm, em vẫn sẽ tiếp tục gìn giữ và lan tỏa câu hát của quê hương đến mọi miền”.

Những người gìn giữ và lan tỏa di sản ca trù ở Nghi Xuân

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.